LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến là một trong những nội dung, giải pháp thực hiện công tác chỉ đạo tuyến. Nói đến chỉ đạo tuyến là nói đến việc hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới và thực hiện việc quản lý chuyển tuyến, thông tin hai chiều giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám chữa bệnh.
Thực hiện quản lý chuyển tuyến với quy định cụ thể về thông tin hai chiều, phản hồi thông tin người bệnh chuyển tuyến, báo cáo chuyển tuyến giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giúp phát hiện sai sót chuyên môn tuyến dưới, năng lực, trình độ chuyên môn tuyến dưới từ đó có thểxác định nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực tuyến dưới. Việc thực hiện tốt thông tin hai chiều trong Hệ thống chuyển tuyến nói riêng, hoạt động chỉ đạo tuyến nói chung sẽ đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp của hệ thống y tế và giúp đảm bảo người dân nhận được sự chăm sóc tốt nhất ngay tại địa phương.Sự gắn kết của các tuyến y tế trong hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến giúp tăng cường hiệu quả của các nguồn lực của bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ cho y tế tuyến dưới nâng cao năng lực và tăng cường tiếp cận chăm sóc chất lượng tốt hơn.
Nhằm tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực tuyến dưới, góp phần giảm quá tải tuyến trên, để tổ chức và thực hiện tốt các nội dung đào tạo về chỉ đạo tuyến, quản lý chuyển tuyến, cần phải xây dựng chương trình, tài liệu và và tăng cường tổ chức đào tạo về chỉ đạo tuyến và chuyển tuyến.
Tài liệu đào tạo Tăng cường năng lực chỉ đạo tuyến
– Bài 2 Các hoạt động chỉ đạo tuyến đặc thù
– Bài 3 Một số kỹ năng liên quan đến hoạt động chỉ đạo tuyến
– Bài 4 Đại cương về chuyển tuyến, thực trạng hoạt động chuyển tuyến hiện nay
– Bài 5 Văn bản pháp quy liên quan và một số tài liệu liên quan đến hoạt động chuyển tuyến
– Bài 6 Màng lưới thực hiện quản lý chuyển tuyến
– Bài 7 Điều kiện, quy trình, thủ tục, thẩm quyền chuyển tuyến, vận chuyển người bệnh.
– Bài 8 Nội dung quản lý chuyển tuyến
– Bài 9 Các nội dung thực địa