TẤT CẢ VÌ SỰ AN TOÀN CỦA NGƯỜI BỆNH

Screenshot 2015-08-01 05.22.16

Phòng Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện là một trong 5 phòng và Văn phòng Cục được thành lập đầu tiên của Cục Quản lý KCB theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BYT ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh. Khi đó với tên gọi là Phòng Nghiệp vụ Pháp chế, tiền thân là bộ phận chuyên quản công tác y và dược bệnh viện của Vụ Điều trị, với 2 chức năng cơ bản là tham mưu, giúp Lãnh đạo Cục trong các hoạt động nghiệp vụ khám, chữa bệnh công lập (không bao gồm chức năng nghiệp vụ của các phòng PHCN-Giám định, Hành nghề Y tư nhân, Điều dưỡng-Tiết chế) và công tác Pháp chế của Cục (hiên nay công tác Pháp chế đã được tách phòng riêng), Phòng được Cục trưởng thường xuyên quan tâm và coi như phòng xương sống của Cục, với một khố lượng công việc thường xuyên khổng lồ, phạm vi tương đối rộng, hàng tuần tiếp nhận, giải quyết từ 100-150 văn bản, đồng thời Phòng cũng được biên chế số lượng cán bộ tương đối lớn so với các Phòng khác, khi biên chế nhiều nhất là 18 người (bằng số lượng biên chế của Vụ Điều trị những năm 2000 về trước).

Năm 2010, khi Cục thành lập Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện lúc đầu có 4 công chức đều là công chức ưu tú vừa hồng vừa chuyên được điều từ Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế được chuyển sang. Năm 2011, Phòng Bảo vệ, chăm sức khỏe cán bộ của Cục được thành lập trên cơ sở tách một phần chức năng nhiệm vụ và chuyển cán bộ từ Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế.

Năm 2013, nhiệm vụ thống kê, công nghệ thông tin được chuyển sang Phòng Quản lý chất lượng cùng các công chức tài năng, giàu kinh nghiệm của Phòng. Song song với việc Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế được Cục giảm một số lĩnh vực hoạt động, bổ sung các phòng khác các chuyên viên tài giỏi nhiều kinh nghiệm thì đòng thời nhiệm vụ chuyên sâu của Phòng cũng được bổ sung cùng với nhận các chuyên viên mới. Qua 5 năm hình thành, phát triển cán bộ từ Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế trưởng thành rất nhiều về năng lực và phẩm chất đạo đức, hiện tại Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế bien chế 10 người trong đó có 01Thày thuốc Ưu tú, 01 Chuyên viên cao cấp, 04 Chuyên viên chính, Công chức thuộc Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế chuyển qua các phòng khác đã được tín nhiệm, đề bạt gồm 01 Phó Cục trưởng, 02 Trưởng phòng và nhiều chức danh khác.

Nhiệm vụ
Về các nhiệm vụ của Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện khi mới thành lập có thể chia thành một số nhiệm vụ chính gồm các lĩnh vực sau: lĩnh vực nghiệp vụ y: hầu hết các chuyên khoa (trừ PHCN), bệnh dịch, bệnh không lây nhiễm, lĩnh vực nghiệp vụ dược bệnh viện, kiểm tra bệnh viện, lĩnh vực thống kê tin học, lĩnh vực bảo vệ chăm sóc cán bộ cao cấp và các sự kiện, lĩnh vực pháp chế của Cục với các nhiệm vụ cụ thể được giao:
1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh;
2) Xây dựng, hướng dẫn,chỉ đạo, kiểm tra thực hiện danh mục kỹ thuật và phân tuyến kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh;
3) Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn điều trị trong khám bệnh, chữa bệnh;
4) Xây dựng bảng điểm, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra bệnh viện;
5)Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả trong khám, chữa bệnh;
6) Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh, chỉ đạo thực hiện;
7) Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người trong các cơ sở khám, chữa bệnh;
8) Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống các bệnh không lây nhiễm;
9) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức thu dung, cách ly, điều trị, phòng lây nhiễm các bệnh dịch;
10) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, tổng hợp, báo cáo công tác y tế phục vụ các sự kiện quốc gia;
11) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi công tác khám chữa bệnh các chuyên khoa;
12) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõicông tác khám chữa bệnh của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, BV tỉnh, Bệnh viện huyện huyệnvà phòng khám đa khoa, khám chữa bệnh tuyến xã (trừ hệ thống điều dưỡng-phục hồi chức năng, YHCT);
13) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn của y tế các ngành;
14) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn của các công tác cấp cứu và vận chuyển cấp cứu, tai nạn giao thông.
15) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn y tế trong công tác phòng chống các bệnh xã hội, tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm, lạm dụng rượu, bia…); 16) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn trong điều trị HIV/AIDS
và chăm sóc giảm nhẹ;
17) Công tác ứng dụng và đảm bảo an toàn bức xạ trong các cơ sở khám, chữa bệnh;
18) Đề xuất thành lập hội đồng chuyên môn thẩm định cho phép áp dụng, thực hiện các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, danh mục kỹ thuật đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
19) Đề xuất và tổ chức các hội đồng chuyên môn giải quyết các vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật trong khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập;
20) Đầu mối về công tác thi đua, khen thưởng các cơ sở khám, chữa bệnh.
21) Đầu mối hoặc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo về chuyên môn trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập;
22) Tham gia xây dựng chính sách viện phí, bảo hiểm y tế, công tác dược, sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, y dược cổ truyền, trang thiết bị-công trình y tế, y tế dự phòng, nhân lực y tế,chế độ chính sách đối với cán bộ y tế,cơ chế tự chủ và các chính sách khác trong khám, chữa bệnh;
23) Tham gia phân hạng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
24) Tham gia công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
25) Tham gia, góp ý các nghiên cứu khoa học, đề án, dự án, chương trình trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
26) Tham gia xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dinh dưỡng cho người bệnh;
27) Tham gia xây dựng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn đối với các cơ sở khám, chữa bệnh;
28) Tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
29) Đầu mối xây dựng hệ thống thông tin, thống kê bệnh viện, xây dựng cơ sở dữ liệu khám, chữa bệnh, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập;
30) Đầu mối tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình khám, chữa bệnh tại 8 vùng trên toàn quốc;
31) Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh;
32) Xây dựng chương trình kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật;
33) Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật lĩnh vực khám, chữa bệnh;
34) Kiểm tra, tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra việcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực khám, chữa bệnh;
35) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
36) Tổ chức triển khai các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực được phân công.
37) Phối hợp với Văn phòng Cục và các Phòng khác về các nhiệm vụ liên quan;
38) Phối hợp với các đơn vị chức khác thực hiện cải cách thủ tục hành chính Hiện nay, Lĩnh vực lĩnh kiểm tra bệnh viện, vực thống kê tin học, lĩnh vực bảo vệ chăm sóc cán bộ cao cấp và các sự kiện…được Cục chia sẻ giao nhiệm vụ cho các Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện và Phòng Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Các thành tích tập thể và cá nhân
1. Bằng khen của Trưởng ban Điều phối quốc gia tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên hiệp quốc năm 2008 tại Việt Nam (Quyết định số 215/QĐ-ĐPQG ngày 31/10/2008) 2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế trong công tác y tế phục vụ Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 (Quyết định số 4593/QĐ-BYT ngày 19/11/2009)
3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế Lào đã có thành tích phục vụ Seagame-25 của CHDCND Lào năm 2009
4. Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc công tác phục vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (Quyết định số 181/QĐ-UBDT ngày 21/6/2010)
5. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế có thành tích trong công tác y tế phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (Quyết định số 4634/QĐ-BYT ngày 02/12/2010)
6. Bằng khen của Thủ tướng Myanma có thành tích giúp đỡ Myanma khắc phục hậu quả sau cơn bão Nagis
7. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho tập thể phòng đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống Sốt xuất huyết năm 2011 (Quyết định số 5023/QĐ- BYT ngày 30/12/2011)
8. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc đã có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch y tế năm 2010 (Quyết định số 740/QĐ-BYT ngày 16/3/2011)
9. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế có thành tích xuất sắc trong công tác y tế phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Quyết định số 980/QĐ-BYT ngày 05/4/2011)
10. Nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho cá nhân qua các năm từ 2008- 2013./.