PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
Bí thư Đảng Uỷ, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh
Trải qua 60 năm, một chặng đường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ không ngừng phấn đấu, xây dựng và phát triển. Hệ thống quản lý khám, chữa bệnh của ngành Y tế Việt Nam đã thu được những thành tựu rất đáng tự hào góp phần quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân mặc dù vẫn còn những thách thức cần được giải quyết.
Cách mạng Tháng Tám thành công (1945) Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập bao gồm 15 Bộ trong đó có Bộ Y tế. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bộ máy Bộ Y tế chỉ có Văn phòng với 3 phòng: Phòng 1 (Hành chính – Quản trị), Phòng 2 (Kế toán – Tài vụ), Phòng 3 (Nhân sự) do một Đổng Lý Văn phòng phụ trách. Các công việc chuyên môn do một Đổng Lý Sự vụ phụ trách
Đến năm 1953 hai vụ đầu tiên của Bộ Y tế được thành lập là Vụ Phòng bệnh chữa bệnh và Vụ Bào Chế. Trải qua các tên gọi khác nhau theo từng giai đoạn: Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh (Năm 1953); Vụ Chữa bệnh (Năm 1956); Cục Phòng bệnh, chữa bệnh (Năm 1967); Vụ Quản lý sức khỏe (Năm 1984); Vụ Điều trị (Năm 1995); Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh (Năm 2008). Cục quản lý Khám, chữa bệnh tiền thân là Vụ Phòng bệnh chữa bệnh, tuy trải qua nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn chung một nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trong cả nước.
Dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế trong suốt 60 năm qua, cùng với sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ lãnh đạo và chuyên viên của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hệ thống quản lý khám, chữa bệnh ngày càng được củng cố và phát triển. Các bác sỹ, các cán bộ quản lý đã dày công suy nghĩ xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khám, chữa bệnh đã khá hoàn chỉnh: Từ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (năm 1989) đến nay là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (năm 2011); Luật Hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Người cao tuổi; Luật người khuyết tật; Luật giám định tư pháp; Luật PCTH thuốc lá cùng với hệ thống các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Quy chế … Với 38 bệnh viện trực thuộc Bộ; 63 Sở Y tế; 1.162 bệnh viện công lập; 157 bệnh viện ngoài công lập; hơn 10.000 trạm y tế xã trong đó gần 70% số trạm có bác sỹ và 30.000 phòng khám tư, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị các bệnh viện được đầu tư, phát triển; nhiều kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến được áp dụng giúp người dân trong nước được tiếp cận với những dịch vụ y tế ngang tầm thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống khám, chữa bệnh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập, thách thức, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của chính những người thầy thuốc làm việc trong lĩnh vực quản lý và thực hành lâm sàng.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển hệ thống quản lý khám, chữa bệnh thay mặt Ban biên soạn, Tôi xin trân trọng giới thiệu Trang tin của Cục quản lý khám chữa bệnh giới thiệu lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển hệ thống quản lý khám, chữa bệnh. Thông qua Trang tin này, bạn đọc có thể thấu hiểu và chia sẻ những công việc mà những người làm công tác quản lý và các thày thuốc trực tiếp khám, chữa bệnh đã thực hiện trong suốt 60 năm qua.
Cũng nhân dịp này, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Lãnh đạo các cơ sở khám, chữa bệnh và những người thầy thuốc, bạn đọc đã ủng hộ và đồng hành với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trong suốt 60 năm qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
TM. BAN BIÊN SOẠN
PGS.TS Lương Ngọc Khuê
Bí thư Đảng Uỷ,
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH
Gửi cán bộ Cục Quản lý Khám chữa bệnh và toàn thể cán bộ đang công tác trong lĩnh vực khám chữa bệnh
TTND, PGS. TS. BS Nguyễn Thị Kim Tiến
Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế
Thưa các đồng chí,
Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế (1953 – 2013), thay mặt Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Y tế, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích xuất sắc mà Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã nỗ lực cống hiến và đạt được trong 60 năm qua.
Năm 1953 Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh được thành lập. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau như Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh,
Cục Phòng bệnh, chữa bệnh, Vụ Quản lý sức khỏe, Vụ Điều trị và chính thức năm 2008 Cục quản lý Khám, chữa bệnh có tên gọi như hiện nay.
Trong những năm qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tham mưu và hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý quan trọng, bảo đảm cho công tác khám chữa bệnh không ngừng phát triển như như: Quy chế Bệnh viện, Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân; Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế; Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, ….và nhiều văn bản dưới Luật khác.
Cùng với việc xây dựng văn bản pháp quy, Cục quản lý Khám, chữa bệnh còn giúp Lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo điều hành công tác khám, chữa bệnh. Từ một nền y học còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn bước ra sau hai cuộc kháng chiến của dân tộc, cho đến nay các bệnh viện trong hệ thống khám, chữa bệnh đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, nước ta có nhiều chuyên gia y tế, bác sĩ giỏi, có trình độ tay nghề không kém đồng nghiệp ở các nước tiên tiến, có khả năng làm chủ các kỹ thuật cao ngang tầm thế giới như các kỹ thuật ghép tạng, ghép tế bào gốc, phẫu thuật tim hở, phẫu thuật nội soi; phẫu thuật nội soi nhi khoa; ghép giác mạc; các kỹ thuật can thiệp tim mạch; thụ tinh trong ống nghiệm, điều trị bệnh SARS…..Trong đó, có nhiều chuyên ngành, lĩnh vực y khoa, do chính các bác sĩ Việt Nam làm thầy, chuyển giao kỹ thuật cho bác sĩ của các nước trên thế giới.
Năm 2013, Cục quản lý Khám, chữa bệnh là đơn vị đầu mối xây dựng và thực hiện nhiều Đề án quan trọng góp phần giảm tải bệnh viện như: Đề án Giảm tải Bệnh viện; Đề án Bệnh viện Vệ tinh; Đề án Bác sĩ Gia Đình; Đề án 1816, … Bộ Y tế đánh giá cao những thành tích và đóng góp của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trong thời gian qua và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền, với sự đoàn kết quyết tâm của đội ngũ cán bộ, công chức, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng toàn ngành thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Với những thành tích của mình, Vụ Điều trị, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2003 và Huân chương Lao động hạng Hai năm 2013.
Nhân dịp này, thay mặt Ban cán sự và Lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, công chức đã, đang công tác tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh và những cán bộ làm công tác quản lý khám, chữa bệnh trên toàn quốc lời chào thân ái. Chúc các đồng chí và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp chung của ngành y tế, vì mục tiêu lớn nhất là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
TTND.GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến
Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Cục Quản lý Khám chữa bệnh tiền thân là Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh được thành lập từ năm 1953 do bác sỹ Nguyễn Văn Tín giữ chức Giám đốc Vụ. Đây là một trong hai vụ đầu tiên được thành lập của Bộ Y tế, khi trụ sở Bộ Y tế đóng tại thôn An Bảo, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đến năm 1954 BS. Võ Tố được tăng cường làm Phó giám đốc Vụ. Lúc đó, bộ máy của Vụ Phòng bệnh chữa bệnh gồm phòng Y chính và phòng Điều trị. Nhiệm vụ của Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh thời kỳ này là chỉ đạo công tác phòng bệnh, chữa bệnh; chỉ đạo các hoạt động của hệ thống các bệnh viện, bệnh xá tuyến Trung ương tỉnh, huyện cho đến trạm y tế xã.
Năm 1956, dựa trên thực tiễn hoạt động của ngành, Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh được tách ra thành Vụ chữa bệnh và Vụ phòng bệnh. Vụ Chữa bệnh vẫn do Bs. Nguyễn Văn Tín làm giám đốc và được bổ sung thêm hai phó giám đốc là BS. Nguyễn Kinh Chi – Nguyên là giám đốc Sở y tế liên khu 4 và BS Lê Văn Cơ – nguyên là trưởng ty y tế tỉnh Quảng Yên
Tháng 6/1961, phòng Đông Y thuộc Vụ Khám bệnh được tách ra và thành lập Vụ Đông y. Cuối năm 1961, BS. Nguyễn Văn Tín được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Bộ Y tế đã quyết định bổ nhiệm BS. Lê Văn Phụng giữ chức Vụ trưởng Vụ Chữa bệnh. Các BS. Trần Bảo, BS. Chu Văn Tích, BS. Lê Việt giữ chức Phó Vụ trưởng.
Năm 1967, Bộ Y tế quyết định đổi tên Vụ Chữa bệnh thành Cục Phòng bệnh, chữa bệnh và giao thêm quyền hạn cho Cục. Sau 3 năm hoạt động, mô hình tổ chức Cục trong Bộ Y tế gặp nhiều trở ngại. Năm 1970, Cục Phòng bệnh, chữa bệnh trở lại tên Vụ Phòng bệnh, chữa bệnh. Lúc này BS. Lâm Bạch Mẫu Đơn và BS. Đào Bá Khu được cử giữ chức Phó vụ trưởng.
Năm 1976, Bộ Y tế bổ nhiệm BS. Nguyễn Công Thắng giữ chức Phó Vụ trưởng, sau đó là Vụ trưởng; Bổ sung BS. Trần Văn Huyền, BS. Nguyễn Khánh Dư, BS. Phan Trinh, BS. Nguyễn Kim Phong, BS. Nguyễn Thế Thạch giữ chức Phó Vụ trưởng. Cũng trong thời gian này Vụ chữa bệnh được đổi tên thành Vụ Điều trị.
Năm 1984, Cục Quản lý sức khỏe trung ương sáp nhập vào Vụ Điều trị, thành lập Vụ Quản lý sức khỏe. BS. Nguyễn Kim Đương được Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Quản lý sức khỏe thay BS. Nguyễn Công Thắng lên làm Thứ trưởng. TS. Đào Văn Trân, TS. Lê Đức Chính, BS Đỗ Chí Ngạc, PGS. Đỗ Trọng Hiếu được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng.
Năm 1990, BS. Nguyễn Tiến Dĩnh được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng thay BS. Đỗ Chí Ngạc chuyển sang làm công tác Hội đồng BVSKTW.
Năm 1993, sau khi BS. Nguyễn Kim Đương về hưu Bộ Y tế bổ nhiệm TS. Đào Văn Trân làm quyền Vụ trưởng, rồi Vụ trưởng Vụ Quản lý sức khỏe
Năm 1995, Vụ Quản lý sức khỏe được lại được đổi tên thành Vụ Điều trị do PGS.TS. Trần Thu Thủy giữ chức Vụ trưởng.
Năm 1999, BS. Nguyễn Huy Thìn và TS. Đỗ Kháng Chiến được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng.
Năm 2001, ThS. Lương Ngọc Khuê được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Điều trị.
Năm 2002, ThS. Lý Ngọc Kính được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Điều trị thay PGS.TS. Trần Thu Thủy, được chuyển sang làm Trưởng Ban Chăm sóc sức khỏe của Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam.
Năm 2005, PGS.TS. Lê Quang Cường và TS. Trần Quý Tường được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Điều trị.
Tháng 2/2007, Ths. Phạm Đức Mục được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Điều trị.
Năm 2008, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh được thành lập theo Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. TS. Lý Ngọc Kính, Vụ trưởng Vụ Điều trị được bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng; TS. Lương Ngọc Khuê, TS. Trần Quý Tường, ThS. Phạm Đức Mục, TS. Nguyễn Văn Tiến được bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng.
Năm 2009, ThS. Cao Hưng Thái được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng.
Tháng 12/2009, TS. Lương Ngọc Khuê được bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
Năm 2010, ThS. Nguyễn Trọng Khoa và BSCKII. Nguyễn Văn Châu được bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng.
Tháng 06/2013, BSCKII. Hoàng Văn Thành được bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng.
Theo chức năng nhiệm vụ của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh bao gồm Văn Phòng, Phòng Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện, Phòng Điều dưỡng và tiết chế, Phòng Phục hồi chức năng và giám định, Phòng quản lý hành nghề khám, chữa bệnh, Phòng Chỉ đạo tuyến, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Bảo vệ – chăm sóc sức khỏe cán bộ, Phòng Thanh tra – Pháp chế, và 2 đơn vị sự nghiệp là Tạp chí Bệnh viện và Trung tâm phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh.
1. Giai đoạn 1953 – 1995
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Vụ phòng bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ:
– Chỉ đạo hoạt động các bệnh viện, bệnh xá, phòng khám bệnh, trạm y tế xã ở các vùng tự do, phục vụ công tác khám chữa bệnh và cấp cứu tai nạn chiến tranh cho nhân dân, bộ đội.
– Phối hợp hoạt động với quân y, tổ chức các bệnh viện, bệnh xá dã chiến, bổ sung cán bộ chuyên môn, dụng cụ thuốc, phục vụ bộ đội, dân công trong các chiến dịch, đặc biệt chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tháng 10/1954, hòa bình được lập lại nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền, tiếp đó là cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, Vụ Phòng bệnh chữa bệnh có nhiệm vụ:
– Tổ chức tốt việc tiêp quản các cơ sở chữa bệnh ở Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía bắc, đảm bảo cho các bệnh viện hoạt động không bị gián đoạn.
– Thành lập các đội điều trị, bệnh viện dã chiến để tiếp nhận cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, các đồng chí bị địch bắt được trao trả.
– Tổ chức việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân làm việc trên các công trường trọng điểm: công trường xây dựng lại tuyến đường sắt Hà Nội – Mục Nam quan…
– Lập thiết kế mẫu xây dựng bệnh viện tuyến tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa để xây dựng mẫu. Từ đó rút kinh nghiệm chỉ đạo các bệnh viện tỉnh khác.
– Biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác quản lý bệnh viện như: “tổ chức, chức trách, chế độ công tác bệnh viện” chế độ chuyên môn công tác tốt, tiêu chuẩn trang bị các bệnh viện, phác đồ điều trị, phân cấp bậc thang điều trị.
– Xây dựng bệnh viện điển hình tiến tiến. Năm 1963, bệnh viện Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Tây) được công nhận lá cờ đầu ngành y tế. Sau này được phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng.
– Thường xuyên giáo dục tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, nêu gương người tốt, việc tốt trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
– Chỉ định một số cán bộ chuyên môn giỏi làm cán bộ đầu ngành và tổ chức các đoàn đi về địa phương hướng dẫn về tổ chức chuyên môn.
– Kết hợp chặt chẽ với các bệnh viện Quân y.
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ném bom đánh phá hệ thống giao thông, đê điều, bệnh viện, trường học … nhiệm vụ của Vụ chữa bệnh là hướng dẫn các hoạt động của bệnh viện từ thời bình chuyển sang thời chiến, tiến hành sơ tán và phân tán bệnh viện về nông thôn, xây dựng hầm hào, xây dựng hệ thống tổ chức cấp cứu phòng không gồm 4 tuyến, lấy trạm y tế xã làm tuyến một, thực hiện khẩu hiệu: “Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ”, hạn chế việc di chuyển nạn nhân, khi cần thì tỉnh, huyện hoặc trung ương hỗ trợ, cung cấp vật tư, thiết bị để các bệnh viện huyện pha chế dung dịch tiêm truyền để xử trí sốc. Biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác cấp cứu phòng không, xử lý các vết thương chiến tranh. Các bệnh viện trung ương, tỉnh chi viện cán bộ ngoại khoa cho tuyến huyện, xã, đồng thời tổ chức việc bổ túc ngoại khoa cho cán bộ chuyên môn, thực hiện việc ngoại khoa hoá toàn ngành. Khi cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam trở nên ác liệt, Vụ đã cùng các Vụ, Cục có liên quan huy động lực lượng cán bộ chuyên môn chi viện cho các chiến trường miền Nam góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh
Năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, Vụ phòng bệnh chữa bệnh đã tổ chức việc trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các bệnh viện hai miền, chỉ đạo việc tân trang các bệnh viện ở miền Bắc xuống cấp nghiêm trọng do bị bom đạn tàn phá và những khó khăn về kinh tế. Đồng thời làm tham mưu cho Bộ để bổ sung cán bộ lãnh đạo, chuyên môn giỏi ở miền Bắc vào các bệnh viện phía Nam
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1990 trở đi, Vụ quản lý sức khoẻ đã góp phần vào việc xây dựng các chính sách y tế, văn bản pháp luật như: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân; Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS; Nghị định thu một phần viện phí; Nghị định về bảo hiểm y tế; Nghị định về sản xuất cung ứng muối i ốt cho người ăn; Nghị định phòng chống tác hại của thuốc lá
2. Giai đoạn 1995 – 2008
Năm 1995, từ Vụ Quản lý sức khỏe đổi tên thành Vụ Điều trị.
Vụ Điều trị có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, công tác giám định trong ngành y tế và bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Quản lý công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng – phục hồi chức năng, chỉnh hình, giám định.
– Bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước
– Quản lý hành nghề y tư nhân
Bên cạnh nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt chuyên môn, Vụ Điều trị còn được giao phụ trách chương trình y tế Quốc gia phòng chống bệnh bướu cổ và các chương trình cấp Bộ: chương trình y tế cơ sở và phòng khám đa khoa khu vực, chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, chương trình phục hồi chức năng.
Với nhiệm vụ của Vụ, chức năng quản lý nhà nước, Vụ Điều trị đã tham mưu lãnh đạo Bộ và xây dựng nhiều văn bản pháp quy để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh:
– Quy chế bệnh viện
– Quy trình kỹ thuật bệnh viện, quy trình chăm sóc
– Quy chế quản lý chất thải
– Mẫu hồ sơ bệnh án
– Mẫu báo cáo thông kê và ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện.
– 12 điều quy định về y đức, quy định về giao tiếp, xã hội hóa công tác y tế, các hình thức khám chữa bệnh …
– Trung tâm y tế chuyên sâu, phát triển kỹ thuật: viện phí, bảo hiểm y tế, xây dựng các mô hình khám chữa bệnh ngoài công lập: khám chữa bệnh tư nhân, dân lập, bán công.
– Mô hình tổ chức từ Ban bảo vệ sức khỏe trung ương đến Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trong cả nước và xây dựng các văn bản pháp qui về công tác này.
Các văn bản này đã góp phần quản lý bệnh viện về chuyên môn kỹ thuật, cũng như các nguồn lực để bệnh viện được chính quy hiện đại, bộ mặt bệnh viện thay đổi, nhiều kỹ thuật cao đã thực hiện được như: phẫu thuật tim hở, nong mạch vành … ghép thận ghép tuỷ, ghép điện cực ốc tai, thụ tinh trong ống nghiệm …, góp phần nâng cao tuổi thọ cho nhân dân. Bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, sử dụng phần mềm tin học trong báo cáo thống kê và quản lý bệnh tật.
Xây dựng được các chính sách chiến lược trình Chính phủ: Chính sách quốc gia về phòng chống các tác hại của thuốc lá, các bệnh không lây nhiễm. Với sự chỉ đạo sát sao qua các thế hệ của Vụ Điều trị mạng lưới khám chữa bệnh ngày càng được củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân. Đặc biệt là sự ra đời của Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ đã giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có bệnh viện. Mặc dù cho tới nay, chưa có đơn vị nào thực hiện một cách trọn vẹn và thời gian triển khai còn mới, nhưng Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã mở ra hướng phát triển cho các bệnh viện, trong mọi mặt hoạt động như: tài chính, nhân lực, phát triển kỹ thuật và dịch vụ bệnh viện…
Vụ Điều trị cũng đẩy mạnh thực hiện tốt công tác dược bệnh viện nhằm cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng, giá cả và sử dụng thuốc hợp lý, góp phần bình ổn giá thuốc chữa bệnh, tăng cường chất lượng điều trị. Ngày 16/4/2004, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện (BV). Chỉ thị đã là cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt việc cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng cho điều trị, chăm sóc người bệnh, đồng thời giúp bình ổn giá thuốc trong bệnh viện/ trên thị trường.
Về công tác chỉ đạo tuyến: Với mục đích chuyển giao kỹ thuật, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và quản lý của tuyến trên cho tuyến dưới, rút ngắn khoảng cách chất lượng điều trị giữa bệnh viện các tuyến, thực hiện công bằng trong CSSKND, công tác chỉ đạo tuyến (CĐT) được coi là nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện. Với sự hỗ trợ của tuyến trên, các BV tuyến dưới đã triển khai tốt về hoạt động chuyên môn, chuyển biến tích cực. Để chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, hàng năm các BV tuyến trên đã tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình thực tế ở từng miền, từng vùng cụ thể, tìm hiểu về khó khăn và nhu cầu cần được hỗ trợ của tuyến dưới để phối hợp thực hiện. Bước đầu chuyển giao kỹ thuật tiến tiến một cách phù hợp đã rút ngắn được khoảng cách về chuyên môn giữa tuyến trên và tuyến dưới.
Thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, hầu hết các tỉnh thực hiện theo phương thức thực thanh thực chi, đã đảm bảo cho người nghèo được khám chữa bệnh, chăm sóc đầy đủ tại các cơ sở y tế, với cơ chế và thủ tục nhập viện đơn giản, thuận tiện.
Để Khắc phục tình trạng tiêu cực trong bệnh viện, tạo uy tín đối với nhân dân, Vụ Điều trị đã chỉ đạo Bệnh viện xây dựng đường dây nóng bệnh viện đảm bảo thường trực 24/24h trong các bệnh viện, đường dây “nóng” là số điện thoại của trực lãnh đạo bệnh viện để trao đổi phản ảnh những ý kiến, hiện tượng tiêu cực và những hành vi gây phiền hà cho người người dân, đồng thời chỉ đạo tăng cường thực hiện Quy chế tiếp dân trong ngành y tế, tổ chức hòm thư góp ý và mở hòm thư hàng tuần …
Để nâng cao chất lượng giao tiếp của cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng trong mỗi bệnh viện. Vụ Điều trị đã tham mưu cho Bộ Y tế hiện ban hành quy định về giao tiếp trong bệnh viện. Có thể nói những yếu kém về giao tiếp của đội ngũ cán bộ y tế đang là nguyên nhân của những trách cứ, sức ép từ phía người bệnh và sự quan tâm của dư luận xã hội đối với ngành y tế.
Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực đối với một số bệnh dịch nguy hiểm:
Tích cực chỉ đạo triển khai phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm như SARS, cúm gà H5N1, sốt xuất huyết. Xây dựng kịp thời các phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, cũng như chỉ đạo trực tiếp tại các vùng dịch và các bệnh viện, tổ chức tập huấn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện trong đợt dịch. Giúp các bệnh viện sẵn sàng ứng phó với sự diễn biến và phát triển phức tạp của dịch và bước đầu đã khống chế được số ca mắc và tử vong.
Thực hiện tốt công tác y tế phục vụ các đại hội, sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác y tế phục vụ các hội nghị quan trọng của Đảng và Nhà nước như: kỳ họp thứ 5 và thứ 6 Quốc hội khóa XI; Đặc biệt đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác y tế phụcvụ SEA GAME, PARA GAME 22, ASEM 5. Đặc biệt hội nghị cấp cao á – Âu (ASEAM 5) diễn ra vào tháng 10/2004, tại Hà Nội, đây là Hội nghị quốc tế quy mô nhất, có nhiều nguyên thủ các nước tham gia, có trên 3000 đại biểu các nước và gần 1000 phóng viên. Ngành y tế nhất là hệ thống bệnh viện đã được huy động để trực tiếp phục vụ sức khoẻ đại biểu được Chính phủ khen ngợi công tác y tế phục vụ ASEAM5.
3. Giai đoạn 2008 – 2013
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh được thành lập theo Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh như sau:
1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần (gọi tắt là: lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước Cục), trình các cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy định phân tuyến kỹ thuật, quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình các cấp có thẩm quyền công bố hoặc ban hành.
4. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số chất lượng, thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chứng nhận chất lượng bệnh viện.
5. Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế. 6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chương trình, dự án, đề án vè các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
7. Chủ trì thẩm định các điều kiện cho phép áp dụng các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
của pháp luật.
8. Làm đầu mối tổ chức các hội đồng chuyên môn để xác định có hay không
sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Hướng dẫn và kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn truyền mau,
dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10. Về quản lý hành nghề khám, chữa bệnh
a) Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề y theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp , cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ Y dược cổ truyền) theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thành lập, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể các cơ sở khám, chữa bệnh.
11. Về hoạt động dược bệnh viện:
a) Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh, công tác kê đơn và sử dụng thuốc, công tác kiểm soát phòng, chống kháng thuốc;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát thực hành dược lâm sàng; tư vấn, thông tin về sử dụng thuốc và cảnh giác dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12. Làm đầu mối chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung, cao cấp, công tác y tế phục vụ cho các hội nghị, sự kiện quan trọng của nhà nước. Chỉ đạo tổ chức ứng cứu, tiếp nhận và điều trị nạn nhân trong các vụ dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.
13. Đầu mối xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hướng dẫn thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Cục.
14. Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng bệnh viện.
15. Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn và thẩm định phân hạng các cơ sở y tế; tham gia xây dựng, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, xã hội hóa y tế và các chính sách khác trong khám bệnh, chữa bệnh.
16. Về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
a) Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tác hại thuốc lá và phòng , chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác;
b) Phối hợp với các Vụ, CỤc có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
c) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả việc tổ chức phát hiện sơm, quản lý điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.
17. Tham gia, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
18. Tổ chức hoặc tham gia thực hiện thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
19. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luậy và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã đóng góp nhiều thành tích quan trọng trong thành công chung của ngành y tế như sau:
1. Đã ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm Y tế; Nghị định số 87/2011/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh; …
2. Từng bước hoàn thiện văn bản QPPL thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Người cao tuổi, Luật người khuyết tật; Luật giám định tư pháp; Luật PCTH thuốc lá. Cụ thể đã tham mưu xây dựng được 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 3 Thông tư liên Bộ; 8 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế; 32 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Đặc biệt là Thông tư Quản lý Chất lượng bệnh viện, Quy trình khám chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Các Đề án quan trọng trong lĩnh vực khám, chữa bệnh đã được cấc cấp lãnh đạo phê duyệt và triển khai có hiệu quả: như Đề án 1816; Đề án Giảm tải Bệnh viện; Đề án Bệnh viện Vệ tinh; Đề án Bác sĩ Gia Đình.
3. Thúc đẩy đưa vào hoạt động thêm nhiều cơ sở y tế mới, với chủ trương ưu tiên đầu tư ưu tiên cho các bệnh viện quá tải cao: Bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi, bệnh viện Chợ Rẫy, Phụ Sản Trung ương, bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Các bệnh viện đã chủ động vay vốn ngân hàng phát triển cùng với vốn đầu tư phát triển Ngân sách Nhà nước để đầu tư mở rộng cơ sở như: Viện Huyết học truyền máu TW, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Phụ Sản TW, bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Một số cơ sở đã hoàn thành, góp phần tăng giường bệnh và giảm quá tải của bệnh viện tuyến trung ương.
Trong năm 2012, Bộ Y tế đã đưa vào sử dụng 100 giường tại Bệnh viện Bạch Mai, 300 giường tại cơ sở III của Bệnh viện K, Bệnh viện Nội tiết 300 giường bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế và các địa phương cũng đã tích cực huy động nguồn vốn ODA để xây mới, nâng cấp trang thiết bị cho bệnh viện như: hoàn thành dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam 500 giường bệnh do KOICA (Hàn Quốc) viện trợ; dự án trang thiết bị cho Viện Tim Mạch bệnh viện Bạch Mai, dự án trang thiết bị cho trung tâm Ung bướu – bệnh viện Trung ương Huế đang thực hiện; dự án Trang thiết bị cho bệnh viện Phụ Sản trung ương do JICA viện trợ; các dự án vốn vay của Ngân hàng thế giới… đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện trong cả nước. Tổng số giường bệnh được bổ sung mới cho bệnh viện tuyến trung ương có quá tải cao trong năm 2012 là 1.400 giường bệnh. Bổ sung được 11.599 giường bệnh theo kế hoạch và 12.711 giường bệnh thực kê, nâng tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân từ 21 giường năm 2011 lên 22,3 giường năm 2012. Riêng bệnh viện tuyến trung ương tăng được 1.600 giường bệnh;
4. Đáp ứng về cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh phổ cập cho nhân dân, đảm bảo khám và điều trị cho 131.997.317 lượt khám bệnh; 14.253.077 lượt điều trị ngoại trú và 11.296.957 lượt điều trị nội trú tăng tương ứng 6,8%; 10,7% và 6,0% so với năm 2011.
5. Nhiều công nghệ cao, kỹ thuật cao đã được áp dụng, triển khai tại các bệnh viện của Việt Nam, điển hình như: Phẫu thuật cột sống bằng robot định vị; Phẫu thuật teo trực tràng nội soi qua đường hậu môn; kỹ thuật nong mạch điều trị bệnh mạch máu não và tủy sống, bằng phương pháp can thiệp trong lòng mạch; kỹ thuật vi phẫu để chuyển ghép xương mác, chuyển ngón chân lên bàn tay thay thế ngón tay cái, chuyển khớp ngón chân lên ngón tay và thay thế khớp khuỷu…
6. Chất lượng khám chữa bệnh đang được nâng cao: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06 và Chương trình 527-CTr-BYT về nâng cao chất lượng dịch vụ KCB; đồng thời đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế; Mở rộng triển khai các mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện; Tăng cường nhân lực y tế, đảm bảo tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ theo Thông tư 08; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế, quản lý hành nghề y tư nhân;
7. Tổ chức, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP;
8. Năng lực khám chữa bệnh tuyến dưới ngày càng được tăng cường: Tăng cường triển khai thực hiện Đề án 1816, duy trì và phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, thực hiện có hiệu quả Đề án 1816: Cục đã hoàn thành xây dựng, trình Bộ trưởng ký Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21/12/2012 về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816;
9. Hoạt động phòng chống bệnh dịch, bệnh mạn tính ngày càng tích cực và chủ động hơn: Phối hợp chỉ đạo, kiểm soát tốt các dịch bệnh mới nổi, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng hơn 4 lần so năm 2011. Xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị làm cơ sở hướng dẫn kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh trong việc khống chế bệnh dịch.
10. Tổ chức thành công các Hội nghị lớn: Hội nghị Quản lý bệnh viện Châu Á; Hội nghị Câu lạc bộ giám đốc bệnh viện khu vực các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam; và nhiều Hội nghị triển khai hướng dẫn hoạt động khám chữa bệnh.
11. Tháng 6 năm 2008 lần đầu tiên trong lịch sử của công tác khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã có một đoàn công tác cứu trợ y tế quốc tế do PGS.TS.Lương Ngọc Khuê làm trưởng đoàn giúp nước bạn Myanma khắc phục hậu quả do cơn bão Naris gây ra.
(Thời kỳ Cục Quản lý khám chữa bệnh tham mưu ban hành từ 2008 – 2013)
Năm 2008
1. Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành Quy chế cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc
2. Quyết định số 03/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện về tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động của ngân hàng mô
3. Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
4. Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5. Quyết định số 06/2008/QĐ-BYT ngày 14/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống
6. Quyết định số 07/2008/QĐ-BYT ngày 14/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành các mẫu đơn tự nguyện hiến, hủy đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống, sau khi chết và hiến xác; các mẫu thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và hiến xác
7. Quyết định số 08/2008/QĐ-BYT ngày 14/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và trình tự, thủ tục cho phép cơ sở y tế hoạt động
8. Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin
9. Quyết định số 12/2008/qđ-byt ngày 27/02/2008 v.v ban hành“Tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng của nhân viên y tế và trang thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu”
10. Quyết định số 13/2008/QĐ-BYT ngày 12/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người đăng kí hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống, hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và người đăng ký hiến xác
11. Quyết định số 16/2008/QĐ-BYT ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế
12. Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam 13. Quyết định số 21/2008/QĐ-BYT ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế trong khám bệnh,
chữa bệnh
14. Quyết định số 30/2008/QĐ-BYT ngày 19/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người
15. Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
16. Quyết định số 34/2008/QĐ-BYT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật
17. Quyết định số 1732/QĐ-BYT ngày 16/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay-chân-miệng
18. Quyết định số 3381/QĐ-BYT ngày 10/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật đặt máy trợ thở tạo áp lực dương liên tục (CPAP-KSE) ở trẻ sơ sinh
19. Quyết định số 4392/QĐ-BYT ngày 08/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v bãi bỏ Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Quyết định số 34/2008/QĐ-BYT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế v.v ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật
Năm 2009
1. Thông tư số 01/2009/TT-BYT ngày 09/3/2009 của Bộ Y tế ban hành bản “hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue”
2. Thông tư số 11/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng và số ngày bình quân một đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được quỹ BHYT thanh toán (phối hợp với Vụ BHYT)
3. Quyết định số 1440/QĐ-BYT ngày 29/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm lợn A (H1N1) ở người
4. Quyết định số 2762/QĐ-BYT ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1)
5. Quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em
6. Quyết định số 4578/QĐ-BYT ngày 20/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
7. Quyết định số 4605/QĐ-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét
8. Quyết định số 4776/QĐ-BYT ngày 04/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản
Năm 2010
1. Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 21/12/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh
2. Quyết định số 933/QĐ-BYT ngày 23/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về đo nồng độ cồn (Etanol) trong máu áp dụng trong các bệnh viện
3. Quyết định số 1222/QĐ-BYT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tạm thời một phần giá thu viện phí đối với dịch vụ kỹ thuật PET-CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy
4. Quyết định số 3125/QĐ-BYT ngày 27/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bảng Kiểm tra bệnh viện
5. Quyết định số 3129/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
6. Quyết định số 3401/QĐ-BYT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy trình kỹ thuật sử dụng hệ thống PET và PET/CT
Năm 2011
1. Quyết định số 1958/QĐ-TTg ngày 04/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020
2. Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
3. Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
4. Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;
5. Thông tư số 08/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện
6. Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện
7. Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh
8. Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán
9. Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
10. Quyết định số 2357/QĐ-BYT ngày 05/7/2011của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống lao và bệnh phổi đến năm 2020
11. Quyết định số 2078/QĐ-BYT ngày 23/6/2011của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa”
12. Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay- chân- miệng
13. Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 9/9/2011 ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2
14. Quyết định số 3299/QĐ-BYT ngày 12/9/2011 ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phóng xạ
15. Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16/2/2011 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue
Năm 2012
I. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư
1. Thông tư 10/2012/TT-BYT ngày 08/6/2012 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KBCB được quỹ BHYT thanh toán.
2. Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20/8/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn tổ chức và hoạt động khoa Gây mê hồi sức.
3. Thông tư số 28/2012/TT-BYT ngày 04/12/2012 của Bộ Y tế Quy định danh mục bệnh của người cho không được cho mô, bộ phận cơ thể người để ghép. 4. Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn
thực hành Dược lâm sàng trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
5. Thông tư số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực
hiện.
6. Thông tư liên tịch số 18/TTLT-BYT-BGTVT ngày 05/11/2012 của liên Bộ Y
tế – Bộ Giao thông vận tải Quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và cơ sở y tế giám định sức khoẻ cho nhân viên hàng không.
II. Các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật
1. Quyết định số 975/QĐ-BYT ngày 29/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh nhiễm não mô cầu
hành
2. Quyết định số 1003/QĐ-BYT Ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng và 4 phụ lục kèm theo
3. Quyết định số 1047/QĐ-BYT ngày 3/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phân công nhiệm vụ tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh tay chân miệng cho các tỉnh.
4. Quyết định số 1456/QĐ-BYT ngày 4/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu hồ sơ bệnh án Tay chân miệng.
5. Quyết định số 4465/QĐ-BYT ngày 14/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do virus Corona mới.
6. Quyết định số 4991/QĐ-BYT ngày 14/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm não, màng não do đơn bào Naegleria Fowleri.
7. Quyết định số 1014/QĐ-BYT ngày 30/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ nay đến năm 2015.
8. Quyết định số 3071/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn (6 hướng dẫn).
9. Quyết định số 3622/QĐ-BYT ngày 25/92012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xử trí nhi khoa cho trẻ từ 01 tháng đến 6 tuổi.
10. Quyết định số 4235/QĐ-BYT ngày 31/10/2012 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán điều trị các đường bệnh hô hấp.
11. Quyết định số 1918/QĐ-BYT ngày 04/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành lao và bệnh phổi. 12. Quyết định số 1919/QĐ-BYT ngày 04/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phong- da liễu. 13. Quyết định số 3906/QĐ-BYT ngày 12/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa.
14. Quyết định số 3979/QĐ-BYT ngày 18/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Tai Mũi Họng. 15. Quyết định số 4401/QĐ-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Huyết học-
Truyền máu- Miễn dịch- Di truyền.
Năm 2013
I. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư
1. Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020
2. Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá từ nay đến năm 2020
3. Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/3013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
4. Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020
5. Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11/01/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng phòng xét nghiệm y học tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
6. Thông tư số 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 của Bộ Y tế quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao
7. Thông tư số 05/2013/TT-BYT-BCT ngày 08/02/2013 của Liên Bộ Y tế- Bộ Công thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
8. Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe
9. Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra công nhận loại trừ bệnh Phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện
10. Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý chất lượng bệnh viện
11. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
12. Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn hoạt động truyền máu
13. Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 liên tịch Bộ Y tế- Bộ Lao động thương binh và Xã hội Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật, tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật và tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh nghề nghiệp dùng trong giám định
14. Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
15. Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
16. Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 Hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
II. Các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật
1. Quyết định số 1176/QĐ-BYT ngày 10/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H7N9) ở người
2. Quyết định số 638/QĐ-BYT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Bỏng
3. Quyết định số 792/QĐ-BYT ngày 12/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
4. Quyết định số 1215/QĐ-BYT ngày 12/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Chương trình hành động quốc gia tăng cường công tác điều dưỡng hộ sinh giai đoạn từ nay đến năm 2020
5. Quyết định số 1119/QĐ-BYT ngày 15/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nội tiết
6. Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện
7. Quyết định số 1377/QĐ-BYT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ sản
8. Quyết định số 2510/QĐ-BYT ngày 15/7/2013 ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch
9. Quyết định số 3232/QĐ-BYT ngày 30/8/2013 ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét
10. Quyết định số 3207/QĐ-BYT ngày 29/8/2013 ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Răng Hàm Mặt
11. Quyết định số 3338/QĐ-BYT ngày 09/9/2013 ban hành quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Ung bướu
12. Quyết định số 4568/QĐ-BYT ngày 14/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì thưởng cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế “đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân” năm 2013.
2. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba thưởng cho Vụ điều trị- Bộ Y tế “đã có thành tích xuất sắc trong việc phòng, chống và khống chế dịch SARS từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2003, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
3. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Cờ thi đua “ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” thưởng cho Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế năm 2010
4. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen Vụ điều trị – Bộ Y tế “đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của SEAGAMES 22 (Việt Nam 12/2003)”.
5. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen Cục Quản lý khám, chữa bệnh- Bộ Y tế “đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch tiêu chảy nguy hiểm năm 2007, góp phần vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
6. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen Cục Quản Lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế “đã có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, góp phần vào sự nghiệp Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
7. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tặng Bằng khen Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có nhiều thành tích trong việc thực hiện Đề án 1816 “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viên tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyên dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ” góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (tháng 5/2011)
8. Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế Cờ thi đua “đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2009”.
9.Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Vụ Điều Trị -Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong công tác Y tế phục vụ Đại hội lần thứ X của Đảng.
10. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Vụ Điều Trị- Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch Y tế năm 2005.
11. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Vụ điều trị – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong công tác y tế phục vụ Hội Nghị APEC 2006.
12. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Vụ Điều trị- Bộ Y tế đã có thành tích trong công tác phục vụ Hội nghị ASEM 5.
13. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Vụ điều trị – Bộ Y tế đã có thành tích trong công tác Y tế phục vụ SEAGAMES 22 và ASEAN PARA GAMES 2.
14. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác y tế giai đoạn 2007 – 2008.
15. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong công tác y tế phục vụ sự kiện của năm ASEAN 2010.
16. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc thực hiện công tác Kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội giai đoạn 2006-2010.
17. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế giai đoạn 2008 – 2010.
18. Bằng khen Bí thư Ban chấp hành đảng bộ Khối cơ quan khoa giáo Trung ương tặng Chi bộ Vụ Điều Trị – Bộ Y tế, Đảng bộ cơ quan Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2004.
19. Bằng khen Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tặng Vụ Điều trị – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc phục vụ Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng.
20. Bằng khen Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế có thành tích xuất sắc phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
21. Giấy khen Ban chấp hành Đảng bộ – Bộ Y tế tặng Đảng bộ Cục Quản lý khám, chữa bệnh đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” năm 2011.
22. Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương tặng Cờ thi đua “Đơn vị đạt thành tích xuất sắc hệ thống bảo vệ sức khỏe” thưởng cho Vụ Điều trị, Bộ Y tế năm 2005.
23. Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương tặng Cờ thi đua “đơn vị đạt thành tích xuất sắc hệ thống bảo vệ sức khỏe” thưởng cho Vụ Điều trị, Bộ Y tế năm 2006.
24. Bằng khen Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia tặng Vụ điều trị – Bộ Y tế “đã có thành tích suất sắc trong phong trao thi đua bảo đảm trật tự An toàn Giao thông đợt 1 năm 1998”.
25. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Vụ Điều Trị – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức chỉ đạo, đóng góp vào thành công của chiến dịch phòng chống bệnh SARS (2003)
26. Bằng khen Ban Điều phối quốc gia Tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên hiệp Quốc năm 2008 tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã có thành tích xuất sắc trong việc tham gia tổ chức thành công Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc năm 2008 tại Việt Nam.
27. Bằng khen Ban chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam tặng Công đoàn Cục Quản lý khám, chữa bênh – Bộ Y tế đã có thành tích xuất sắc trong phối hợp chỉ đạo phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm 2010.
28. Bằng khen Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc tặng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có thành tích trong công tác phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất, năm 2010.
HƯỚNG TỚI “CÔNG BẰNG – HIỆU QUẢ – CHẤT LƯỢNG & PHÁT TRIỂN”
Quá trình đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong gần 25 năm qua được bắt đầu từ đổi mới các chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nói riêng, đó là chính sách thu một phần viện phí được quy định trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (năm 1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (năm 1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng chính sách xã hội khác, v.v…
Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 đã luôn cùng đồng hành với người chiến sĩ áo trắng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong suốt thập niên cuối của thế kỷ 20 và những thập niên đầu của thế kỷ 21. Đến nay, một số quy chế được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng Quy chế bệnh viện vẫn đã là cuốn cẩm nang gối đầu giường của mỗi cán bộ nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trước đó, chế độ chức trách và chế độ chuyên môn công tác bệnh viện được điều chỉnh bằng công văn số 1876/BYT – CB ngày 12 tháng 6 năm 1972 và Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 01 tháng 4 năm 1988 của Bộ Y tế.
Những năm gần đây , một số văn bản chiến lược, định hướng cho hệ thống y tế, trong đó có lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, đã được Đảng và Chính phủ quan tâm và ban hành, đó là: Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23 tháng 2 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số 153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 2 năm 2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Một số luật và văn bản dưới luật đã được ban hành như: Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006; Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008; Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, Nghị định 10/2002/NĐ-CP, Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 69/2008/NĐ-CP về thực hiện xã hội hóa và giao quyền tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công,…
Các văn bản này đã có tác động lớn đến cơ chế hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế là các văn bản hướng dẫn Luật đang đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên Luật này đã bộc lộ một số bất cập trong đó không quy định việc hiến, lấy ghép bộ phận cơ thể người trên lãnh thổ Việt Nam đối với người cho là người nước ngoài và cả người cho và người nhận bộ phận cơ thể người đều là người nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và gần đây Bộ Y tế đã triển khai đưa Trung tâm đi vào hoạt động. Đây là Trung tâm mang tính đặc thù, không thực hiện các kỹ thuật ghép mà hoạt động điều phối việc hiến, lấy, ghép bộ phận cơ thể người trong phạm vi toàn quốc. Đến nay chúng ta đã có một số như ngân hàng mắt, ngân hàng tế bào gốc, ngân hàng máu cuống rốn đã và đang hoạt động.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề và cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; các quy định chuyên môn kỹ thuật; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật và giải quyết khiếu nại của người bệnh và điều kiện bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh. Luật này thay thế một số chương, mục của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 và làm hết hiệu lực đối với Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (năm 1993 và sửa đổi năm 2003). Các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và văn bản hướng dẫn luật này như: Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 tháng 2011 của Chính phủ và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã tạo hành lang pháp lý trong việc cấp số số số chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với cả khu vực nhà nước và tư nhân mà trước khi có Luật này mới chỉ thực hiện ở khu vực tư nhân.
Vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khu vực nhà nước đã được quy định tại Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, chúng ta chưa tổ chức thực hiện được quy định này. Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, đồng thời là một cột mốc, dấu ấn quan trọng trong lịch sử của hệ thống khám, chữa bệnh thực hiện việc này. Điều đó càng khẳng định Việt Nam chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng đối với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Tuy nhiên Luật quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh một lần không thời hạn đã không phát huy khơi dậy được tiềm năng sáng tạo, phát triển của những người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và những hạn chế khác.
Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, trong đó có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế. Luật đặt ra lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2020 và những năm tiếp theo. Qua hơn 3 năm tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế đã bộc lộ một số hạn chế, không phù hợp với thực tiễn, hiện nay chúng ta đang khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Năm 2012 Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chúng ta đang xây dựng Dự án Luật về máu và tế bào gốc, trong tương lai không xa chúng ta kỳ vọng sẽ xây dựng Dự án Luật về Sức khỏe Tâm thần.
Quan điểm chung là đổi mới và hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, một số định hướng phát triển chủ yếu về cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với thập niên thứ hai của thế kỷ 21, như sau:
– Phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, phát triển y tế phổ cập kết hợp y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.
– Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn giữa các tuyến. Quản lý, kiểm soát hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện, nâng cao hiệu quả hoạt động theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách và người nghèo trong khám bệnh, chữa bệnh. Tập trung và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu để nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, có các giải pháp để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực đã và đang được đầu tư trong thời gian vừa qua.
– Tăng chi ngân sách nhà nước cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, kết hợp với xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
– Tăng cường kiểm soát chất lượng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ, xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh.
– Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, điều hành, tài chính, nhân lực tại các bệnh viện để phát huy tính năng động, sáng tạo của cơ sở trong việc huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
– Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập, cùng với tiến trình mở rộng bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân với hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc vào năm 2020./.
Theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 08/02/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế
Điều 1. Vị trí và chức năng
+ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cục quản lý chuyên ngành, thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng,giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trong cả nước.
+ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
– Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần (gọi tắt là: lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục), trình các cấp có thẩm quyền ban hành.
– Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình các cấp có thầm quyền phê duyệt.
– Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy định phân tuyến kỹ thuật, quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình cấp có thẩm quyền công bố hoặc ban hành.
– Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số chất lượng, thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chứng nhận chất lượng bệnh viện.
– Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chương trình, dự án, đề án về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
– Chủ trì thẩm định các điều kiện cho phép áp dụng các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
– Làm đầu mối tổ chức các hội đồng chuyên môn để xác định sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
– Hướng dẫn và kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn truyền máu, dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2.1 Về phòng, chống bệnh không lây nhiễm:
a) Tổ chức xây dựng phác đồ điều trị các bệnh không lây nhiễm, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc tổ chức điều trị các bệnh không lây nhiễm và tham gia truyền thông, tư vấn về phòng, chống bệnh không lây nhiễm;
b) Làm đầu mối hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
Về quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
a) Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề y theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ Y dược cổ truyền) theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thành lập, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể các cơ sở khám, chữa bệnh.
2.2 Về hoạt động dược bệnh viện:
a) Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh, công tác kê đơn và sử dụng thuốc, công tác kiểm soát phòng, chống kháng thuốc;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát thực hành dược lâm sàng; tư vấn, thông tin về sử dụng thuốc và cảnh giác dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Làm đầu mối chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung, cao cấp, công tác y tế phục vụ cho các hội nghị, sự kiện quan trọng của nhà nước. Chỉ đạo tổ chức ứng cứu, tiếp nhận và điều trị nạn nhân trong các vụ dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.
Đầu mối xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hướng dẫn thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh và trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Cục.
Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng bệnh viện.
Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn và thẩm định phân hạng các cơ sở y tế; tham gia xây dựng, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, xã hội hóa y tế và các chính sách khác trong khám bệnh, chữa bệnh.
Tham gia, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
Tổ chức hoặc tham gia thực hiện thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 3. Tổ chức và cơ chế hoạt động
Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và các Phó Cục Cục trưởng Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
3.1 Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Cục
2. Phòng Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện
3. Phòng Điều dưỡng và Tiết chế
4. Phòng Phục hồi chức năng và Giám định
5. Phòng Quản lý hành nghề khám, chữa bệnh
6. Phòng Chỉ đạo tuyến
7. Phòng Quản lý chất lượng
8. Phòng Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
9. Phòng Pháp chế – Thanh tra
10. Các đơn vị sự nghiệp:
– Trung tâm Phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh
– Tạp chí bệnh viện
3.2 Cơ chế hoạt động
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục đã được Bộ trưởng Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục và lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ Y tế;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục và lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
3.3 Biên chế
Biên chế của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
3.4 Kinh phí
Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh do ngân sách nhà nướccấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác
I. Lãnh đạo Cục
1. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng
2. TS. Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng
3. ThS. Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng
II. Danh sách các phòng
1. Văn phòng Cục
2. Phòng Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện
3. Phòng Điều dưỡng và Tiết chế
4. Phòng Phục hồi chức năng và Giám định
5. Phòng Quản lý hành nghề khám, chữa bệnh
6. Phòng Chỉ đạo tuyến
7. Phòng Quản lý chất lượng
8. Phòng Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
9. Phòng Pháp chế – Thanh tra
10. Các đơn vị sự nghiệp:
– Trung tâm Phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh
– Tạp chí bệnh viện
III. Lãnh đạo Phòng
1. ThS. Trần Thị Vân Ngọc – Phó Chánh Văn phòng
2. ThS. Nguyễn Đức Tiến – Trưởng phòng Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện
3. Phòng Điều dưỡng và Tiết chế hiện do Lãnh đạo Cục trực tiếp phụ trách
4. ThS. Lê Tuấn Đống – Trưởng phòng Phục hồi chức năng và giám định
5. ThS. Phan Thị Hải – Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Hành nghề khám, chữa bệnh
6. ThS. Nguyễn Thị Hồng Yến – Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến
7. TS. Vương Ánh Dương – Trưởng Phòng Quản lý chất lượng.
8. ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Bảo vệ sức khỏe Cán bộ
9. BS. Đỗ Xuân Tòng – Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Pháp chế – Thanh tra
Văn phòng Cục được thành lập theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BYT ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Văn phòng có chức năng thực hiện các công tác Hành chính quản trị, Tổ chức cán bộ, Tài chính kế toán, Công nghệ Thông tin và công tác Pháp chế; giúp Cục trưởng tổng hợp, đôn đốc hoạt động của các phòng, các chương trình, dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Nhiệm vụ
-Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch của Cục, phục vụ công tác điều hành của Cục trưởng.
– Thực hiện việc lễ tân khánh tiết trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn do lãnh đạo Cục chủ trì có liên quan đến nhiều đơn vị.
– Xử lý các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
– Giúp Cục trưởng quản lý Tạp chí Bệnh viện, trang thông tin điện tử của Cục
– Theo dõi, đôn đốc cán bộ, công chức trong Cục chấp hành đúng các quy định của Luật lao động, Luật Cán bộ, Công chức và các nội quy, quy chế của cơ quan.
– Tổng hợp, nghiên cứu, phổ biến các văn bản, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực khám, chữa bệnh.
– Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ thông tin liên lạc đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.
– Thực hiện công tác Pháp chế, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khám, chữa bệnh.
– Thường trực công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Cục.
– Giúp Cục trưởng thực hiện công tác tổ chức cán bộ của Cục. 
– Xây dựng kế hoạch tài chính trình Cục trưởng phê duyệt. Quản lý và quyết toán toàn bộ các nguồn kinh phí của Cục theo chế độ tài chính hiện hành, thực hiện việc cấp phát kinh phí sau khi đã được phê duyệt. Tổ chức thực hiện công tác tài chính.
– Thực hiện việc mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện đi lại; cung ứng văn phòng phẩm, đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan Cục theo quy định của Nhà nước.
– Quản lý tài sản của Cục theo quy định hiện hành – Xây dựng nội quy làm việc của Cục, thực hiện công tác phòng cháy, bảo vệ cơ quan và vệ sinh môi trường.
– Thường trực công tác phòng chống thảm họa, thiên tai và kết hợp Quân Dân y.
– Tổng hợp, thống kê số liệu hoạt động khám, chữa bệnh, xây dựng cơ sở dữ liệu khám, chữa bệnh.
Nhân sự
Hiện nay, Văn phòng có 9 biên chế: 1 Phó Cục trưởng phụ trách Văn phòng, 1 Phó Chánh Văn phòng và 6 chuyên viên.
Được sự quan tâm của Đảng ủy và ban lãnh đạo Cục, trong những năm qua, tập thể Văn phòng luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chi bộ Văn phòng luôn đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh; Văn phòng luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động suất sắc từ năm 2008 đến nay. Năm 2012, Văn phòng được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch y tế năm 2012.
TẤT CẢ VÌ SỰ AN TOÀN CỦA NGƯỜI BỆNH
Phòng Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện là một trong 5 phòng và Văn phòng Cục được thành lập đầu tiên của Cục Quản lý KCB theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BYT ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh. Khi đó với tên gọi là Phòng Nghiệp vụ Pháp chế, tiền thân là bộ phận chuyên quản công tác y và dược bệnh viện của Vụ Điều trị, với 2 chức năng cơ bản là tham mưu, giúp Lãnh đạo Cục trong các hoạt động nghiệp vụ khám, chữa bệnh công lập (không bao gồm chức năng nghiệp vụ của các phòng PHCN-Giám định, Hành nghề Y tư nhân, Điều dưỡng-Tiết chế) và công tác Pháp chế của Cục (hiên nay công tác Pháp chế đã được tách phòng riêng), Phòng được Cục trưởng thường xuyên quan tâm và coi như phòng xương sống của Cục, với một khố lượng công việc thường xuyên khổng lồ, phạm vi tương đối rộng, hàng tuần tiếp nhận, giải quyết từ 100-150 văn bản, đồng thời Phòng cũng được biên chế số lượng cán bộ tương đối lớn so với các Phòng khác, khi biên chế nhiều nhất là 18 người (bằng số lượng biên chế của Vụ Điều trị những năm 2000 về trước).
Năm 2010, khi Cục thành lập Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện lúc đầu có 4 công chức đều là công chức ưu tú vừa hồng vừa chuyên được điều từ Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế được chuyển sang. Năm 2011, Phòng Bảo vệ, chăm sức khỏe cán bộ của Cục được thành lập trên cơ sở tách một phần chức năng nhiệm vụ và chuyển cán bộ từ Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế.
Năm 2013, nhiệm vụ thống kê, công nghệ thông tin được chuyển sang Phòng Quản lý chất lượng cùng các công chức tài năng, giàu kinh nghiệm của Phòng. Song song với việc Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế được Cục giảm một số lĩnh vực hoạt động, bổ sung các phòng khác các chuyên viên tài giỏi nhiều kinh nghiệm thì đòng thời nhiệm vụ chuyên sâu của Phòng cũng được bổ sung cùng với nhận các chuyên viên mới. Qua 5 năm hình thành, phát triển cán bộ từ Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế trưởng thành rất nhiều về năng lực và phẩm chất đạo đức, hiện tại Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế bien chế 10 người trong đó có 01Thày thuốc Ưu tú, 01 Chuyên viên cao cấp, 04 Chuyên viên chính, Công chức thuộc Phòng Nghiệp vụ-Pháp chế chuyển qua các phòng khác đã được tín nhiệm, đề bạt gồm 01 Phó Cục trưởng, 02 Trưởng phòng và nhiều chức danh khác.
Nhiệm vụ
Về các nhiệm vụ của Nghiệp vụ Y và Dược bệnh viện khi mới thành lập có thể chia thành một số nhiệm vụ chính gồm các lĩnh vực sau: lĩnh vực nghiệp vụ y: hầu hết các chuyên khoa (trừ PHCN), bệnh dịch, bệnh không lây nhiễm, lĩnh vực nghiệp vụ dược bệnh viện, kiểm tra bệnh viện, lĩnh vực thống kê tin học, lĩnh vực bảo vệ chăm sóc cán bộ cao cấp và các sự kiện, lĩnh vực pháp chế của Cục với các nhiệm vụ cụ thể được giao:
1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh;
2) Xây dựng, hướng dẫn,chỉ đạo, kiểm tra thực hiện danh mục kỹ thuật và phân tuyến kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh;
3) Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn điều trị trong khám bệnh, chữa bệnh;
4) Xây dựng bảng điểm, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra bệnh viện;
5)Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả trong khám, chữa bệnh;
6) Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh, chỉ đạo thực hiện;
7) Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người trong các cơ sở khám, chữa bệnh;
8) Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống các bệnh không lây nhiễm;
9) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức thu dung, cách ly, điều trị, phòng lây nhiễm các bệnh dịch;
10) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, tổng hợp, báo cáo công tác y tế phục vụ các sự kiện quốc gia;
11) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi công tác khám chữa bệnh các chuyên khoa;
12) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõicông tác khám chữa bệnh của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, BV tỉnh, Bệnh viện huyện huyệnvà phòng khám đa khoa, khám chữa bệnh tuyến xã (trừ hệ thống điều dưỡng-phục hồi chức năng, YHCT);
13) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn của y tế các ngành;
14) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn của các công tác cấp cứu và vận chuyển cấp cứu, tai nạn giao thông.
15) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn y tế trong công tác phòng chống các bệnh xã hội, tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm, lạm dụng rượu, bia…); 16) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên môn trong điều trị HIV/AIDS
và chăm sóc giảm nhẹ;
17) Công tác ứng dụng và đảm bảo an toàn bức xạ trong các cơ sở khám, chữa bệnh;
18) Đề xuất thành lập hội đồng chuyên môn thẩm định cho phép áp dụng, thực hiện các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, danh mục kỹ thuật đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
19) Đề xuất và tổ chức các hội đồng chuyên môn giải quyết các vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật trong khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập;
20) Đầu mối về công tác thi đua, khen thưởng các cơ sở khám, chữa bệnh.
21) Đầu mối hoặc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo về chuyên môn trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập;
22) Tham gia xây dựng chính sách viện phí, bảo hiểm y tế, công tác dược, sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, y dược cổ truyền, trang thiết bị-công trình y tế, y tế dự phòng, nhân lực y tế,chế độ chính sách đối với cán bộ y tế,cơ chế tự chủ và các chính sách khác trong khám, chữa bệnh;
23) Tham gia phân hạng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
24) Tham gia công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
25) Tham gia, góp ý các nghiên cứu khoa học, đề án, dự án, chương trình trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
26) Tham gia xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dinh dưỡng cho người bệnh;
27) Tham gia xây dựng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn đối với các cơ sở khám, chữa bệnh;
28) Tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
29) Đầu mối xây dựng hệ thống thông tin, thống kê bệnh viện, xây dựng cơ sở dữ liệu khám, chữa bệnh, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập;
30) Đầu mối tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình khám, chữa bệnh tại 8 vùng trên toàn quốc;
31) Rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh;
32) Xây dựng chương trình kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật;
33) Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật lĩnh vực khám, chữa bệnh;
34) Kiểm tra, tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra việcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực khám, chữa bệnh;
35) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
36) Tổ chức triển khai các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực được phân công.
37) Phối hợp với Văn phòng Cục và các Phòng khác về các nhiệm vụ liên quan;
38) Phối hợp với các đơn vị chức khác thực hiện cải cách thủ tục hành chính Hiện nay, Lĩnh vực lĩnh kiểm tra bệnh viện, vực thống kê tin học, lĩnh vực bảo vệ chăm sóc cán bộ cao cấp và các sự kiện…được Cục chia sẻ giao nhiệm vụ cho các Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện và Phòng Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.
Các thành tích tập thể và cá nhân
1. Bằng khen của Trưởng ban Điều phối quốc gia tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên hiệp quốc năm 2008 tại Việt Nam (Quyết định số 215/QĐ-ĐPQG ngày 31/10/2008) 2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế trong công tác y tế phục vụ Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 (Quyết định số 4593/QĐ-BYT ngày 19/11/2009)
3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế Lào đã có thành tích phục vụ Seagame-25 của CHDCND Lào năm 2009
4. Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc công tác phục vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (Quyết định số 181/QĐ-UBDT ngày 21/6/2010)
5. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế có thành tích trong công tác y tế phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (Quyết định số 4634/QĐ-BYT ngày 02/12/2010)
6. Bằng khen của Thủ tướng Myanma có thành tích giúp đỡ Myanma khắc phục hậu quả sau cơn bão Nagis
7. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho tập thể phòng đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống Sốt xuất huyết năm 2011 (Quyết định số 5023/QĐ- BYT ngày 30/12/2011)
8. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc đã có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch y tế năm 2010 (Quyết định số 740/QĐ-BYT ngày 16/3/2011)
9. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế có thành tích xuất sắc trong công tác y tế phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Quyết định số 980/QĐ-BYT ngày 05/4/2011)
10. Nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho cá nhân qua các năm từ 2008- 2013./.
QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN PHONG CÁCH PHỤC VỤ NGƯỜI BỆNH
Phòng Điều dưỡng – Tiết chế được thành lập theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BYT ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Phòng Điều dưỡng và Tiết chế có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Cục trong các hoạt động điều dưỡng, tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn. Nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng và Tiết chế:
Chức năng nhiệm vụ
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật các quy định, hướng dẫn chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng – tiết chế bệnh viện.
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án liên quan đến điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật lâm sàng, hộ lý, y công dinh dưỡng-tiết chế bệnh viện, chống nhiễm khuẩn
Hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn, các chính sách liên quan đến điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên lâm sàng, hộ lý, y công, cán bộ dinh dưỡng-tiết chế;
Kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, các quy định chuyên môn thuộc lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, dinh dưỡng tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn
Chỉ đạo hệ thống điều dưỡng trưởng sở y tế, các phòng điều dưỡng trong các bệnh viện trực thuộc Bộ và hệ thống điều dưỡng trưởng trong toàn quốc. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, quản lý cho điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật viên và hộ lý.
Tổ chức các hội đồng chuyên môn giải quyết các vấn đề về chuyên môn, kỹ
thuật thuộc lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, chống nhiễm khuẩn và dinh dưỡng – tiết chế.
Tập hợp số liệu, báo cáo các hoạt động của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên lâm sàng, hộ lý, y công và dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện toàn quốc.
Tham gia với các phòng, đơn vị liên quan
Giáo dục y đức cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công và cán bộ, dinh dưỡng tiết chế.
Xây dựng tiêu chuẩn phân hạng các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thẩm định các điều kiện cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề cho người hành nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên.
Chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên về công tác điều dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công.
Khen thưởng, kỷ luật cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công và cán bộ, dinh dưỡng tiết chế.
Về nhân lực:
Phòng hiện nay có 03 biên chế, gồm 01 Phó trưởng phòng Phụ trách và 02 chuyên viên.
Lãnh đạo phòng Điều dưỡng tiền nhiệm: + Ths. Nguyễn Bích Lưu (Trưởng phòng) + Ths. Vũ Hồng Ngọc (Phó Trưởng phòng)
Các thành tích đã đạt được
– Chi bộ phòng điều dưỡng – Tiết chế luôn đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu liên tục từ 2008 đến nay.
– Phòng Điều dưỡng – Tiết chế Luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc liên tục từ năm 2008 đến nay.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế trong công tác phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Phòng Chỉ đạo tuyến và Luân phiên Luân chuyển cán bộ được thành lập theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BYT ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Phòng Chỉ đạo tuyến và Luân phiên Luân chuyển cán bộ có chức năng là bộ phận chuyên trách giúp Cục trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng giao trong lĩnh vực chỉ đạo tuyến và luân phiên luân chuyển cán bộ.
Nhiệm vụ
Giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (gọi tắt là Đề án 1816);
Làm đầu mối giúp Cục trưởng và Ban chỉ đạo trong tổ chức phổ biến và quán triệt tinh thần nội dung Đề án 1816;
Làm đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan hỗ trợ hướng dẫn các đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung kế hoạch liên quan đến lĩnh vực chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ của các đơn vị, tổ chức kiểm tra, thẩm tra trình Cục trưởng để trình Ban chỉ đạo phê duyệt kế hoạch của các đơn vị theo dõi đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt;
Tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới và khả năng đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện tuyến trên, lập kế hoạch điều phối trình Cục trưởng đề trình Ban Chỉ đạo xem xét phê duyệt sau đó thông báo cho các đơn vị triển khai thực hiện;
Rà soát danh sách cán bộ đi luân phiên của các đơn vị chuyển Vụ Tổ chức cán bộ để dự thảo quyết định cử đi luân phiên trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành; Xây dựng và trình Ban chỉ đạo phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án, kế hoạch kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án
1816. Tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tham gia xây dựng chế độ, chính sách, cơ chế tài chính hỗ trợ cho những cán bộ tham gia công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên luân chuyển cán bộ;
Thống kê, báo cáo định kỳ công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên luân chuyển cán bộ theo yêu cầu của lãnh đạo Cục và Ban chỉ đạo của Bộ.
Phối hợp với Văn phòng Cục và các Phòng triển khai các nhiệm vụ liên quan. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng phân công.
TẠO MỌI ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO NGƯỜI HÀNH NGHỀ VÀ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
Phòng Hành nghề y ngoài công lập được thành lập theo Quyết định số 16/2008/QĐ – BYT ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế. Phòng có chức năng tham mưu Lãnh đạo Cục về quản lý hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trong cả nước.
Thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, từ năm 2011Phòng được giao nhiệm vụ là đầu mối xây dựng một số văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, các bộ, ngành khác, bệnh viện tư nhân trong cả nước.
Hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho tất cả khối khám bệnh, chữa bệnh công lập là nhiệm vụ mới lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, với số lượng rất lớn, nên ngay từ thời gian đầu năm 2011, Phòng đã tham gia xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 35 /2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 8/01/2013 về phí, lệ phí cấp CCHN, GPHĐ và các văn bản pháp quy khác nhằm tạo hành lang pháp lý cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó Phòng tích cực trao đổi với các Vụ, Cục trong Bộ Y tế giải quyết các vấn đề vướng mắc của các Sở Y tế, bệnh viện trong quá trình cấp CCHN, GPHĐ; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ ủy quyền cho Giám đốc Sở Y tế thực hiện cấp CCHN, GPHĐ để bảo đảm tiến độ theo quy định của Chính phủ.
Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Dự án Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế, Phòng đã cử nhân viên đi tham quan học tập ở nước ngoài về công tác cấp CCHN, quản lý người hành nghề , phối hợp với dự án tham gia xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cấp, cấp lại CCHN, đã triển khai thí điểm 5 tỉnh và hướng dẫn tập huấn cho các SởY tế, bệnh viện trực thuộc BộY tế, cơ sở y tế của giao thông trong cả nước, đến nay các tỉnh đã bước đầu tiến hành nhập số số liệu, cấp CCHN qua phần mềm, triển vọng sẽ cấp CCHN và quản lý người hành nghề qua mạng. Dự án đã cung cấp nhiều thiết bị văn phòng cho các tỉnh để hỗ trợ cấp CCHN. Phòng tích cực tham gia tổ chức nhiều lớp tập huấn phổ biến kiến thức về pháp luật, hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm cho cán bộ các Sở Y tế trong cả nước.
Phòng đã tham mưu cho Lãnh đạo Cục tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp CCHN theo quy định “ một cửa”; thông báo hồ sơ, thủ tục, thời gian cấp CCHN trên cổng thông tin điện tử, báo tường, điện thoại nóng…nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người cấp CCHN, bố trí cán bộ có năng lực, có đạo đức, tận tình hướng dẫn cho các cá nhân đến giao dịch làm việc.
Với khối lượng công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành theo lộ trình quy định, các công tác khác đòi hỏi mỗi cá nhân trong phòng có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững kiến thức pháp luật, chuyên nghiệp trong hoạt động, có tinh thần tương trợ, đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
TẤT CẢ VÌ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH
Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng là tham mưu cho Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, kiểm tra, giám sát, triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng bệnh viện, quản lý chất lượng xét nghiệm, hiến máu nhân đạo, huyết học truyền máu, an toàn người bệnh, v.v… Phòng Quản lý Chất lượng bệnh viện được thành lập trên cơ sở tách ra từ phòng Nghiệp vụ Pháp chế, lúc đầu, gồm 4 người, do ThS. Nguyễn Trọng Khoa là Trưởng phòng và hiện nay Phòng có 7 người, 1 phó trưởng phòng phụ trách và 6 chuyên viên. Bên cạnh công tác quản lý chất lượng khám chữa bệnh, Phòng được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Cục trong công tác xây dựng công tác kế hoạch, tổng hợp, báo cáo, thống kê hoạt động khám, chữa bệnh.
Việc thành lập Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh được đánh giá là bước đi quan trọng mang tầm chiến lược của Bộ Y tế và của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Trước sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế quản lý, xu hướng chung là giao quyền tự chủ cho các bệnh viện cônglập,cáccơsởytếtưnhâncó tốc độ gia tăng và phát triển nhanh chóng, nhu cầu người bệnh ngày càng tăng đòi hỏi hệ thống khám, chữa bệnh phải nhanh chóng có những bước chuyển biến, nâng cao chất lượng dịch vụ mới có thể đáp ứng sự hài lòng của người dân.
Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng khám chữa bệnh
Việc nâng cao chất lượng đã được ngành y tế quan tâm ngay từ những ngày đầu tiên thành lập ngành. Các hoạt động quản lý chất lượng cũng đã được triển khai thông qua các hình thức: ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị, quy trình kỹ thuật, thành lập và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng thuốc điều trị, bình bệnh án, xây dựng tiêu chí và ban hành bảng kiểm tra bệnh viện làm cơ sở kiểm tra các hoạt động, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chất lượng cho người bệnh. Năm 2009, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội khóa XII thông qua. Đây là những hành lang pháp lý quan trọng chi phối và điều chỉnh đến toàn hệ thống khám, chữa bệnh.
Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào các văn bản trên vẫn chưa đủ cụ thể để giúp các cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng. Từ năm 2010, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện đã tập trung xây dựng các văn bản nhằm thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ở cấp độ quốc gia và cấp bệnh viện, trong đó có 2 văn bản quan trọng đã được ban hành: Thông tư số 01/2013/TT- BYT hướng dẫn quản lý chất lượng xét nghiệm tại các cơ sở khám, chữa bệnh và Thông tư số 19/2013/TT- BYT hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Chương trình hành động quốc gia về nâng cao chất lượng xét nghiệm được ban hành và triển khai từ năm 2010. Sau khi Chương trình hành động được ban hành, 2 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm đã được thành lập và đi vào hoạt động, chương trình SLAMTA với sự hỗ trợ kỹ thuật của CLSI và CDC Hoa Kỳ đã đào tạo được một số giảng viên nòng cốt cho chương trình quản lý chất lượng xét nghiệm. Chương trình cũng đã hỗ trợ cho một số bệnh viện nâng cao năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm và đạt được chứng chỉ ISO 15189.
Để có thể triển khai hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện, đặc biệt là có khả năng áp dụng các phương pháp chất lượng trong cải tiến chất lượng, phòng Quản lý chất lượng bệnh viện cũng đang tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Cục xây dựng tài liệu đào tạo liên tục về quản lý chất lượng, trong đó xác định 2 đối tượng ưu tiên để xây dựng tài liệu đào tạo là cán bộ quản lý bệnh viện và nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng. Đây sẽ là những lực lượng nòng cốt của các bệnh viện trong giai đoạn tới, tham mưu cho giám đốc bệnh viện xây dựng và triển khai thực hiện các đề án cải tiến chất lượng. Những vấn đề ưu tiên trước mắt thực hiện cải tiến chất lượng, theo chỉ đạo của Bộ trưởng đó là triển khai thực hiện Quyết định 1313/QĐ- BYT hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh của bệnh viện, Chỉ thị số 05/CT-BYT về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và Thông tư số 04/2012/TTLT- BTC-BYT về điều chỉnh khung giá viện phí nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Để có công cụ kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Phòng cũng đang tham mưu cho Cục trưởng xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, xây dựng Thông tư quy định tiêu chí, hồ sơ, thủ tục thừa nhận bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh để tiến hành thừa nhận một số bộ tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh; xây dựng Chương trình hành động quốc gia về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh giai đoạn 2013-2020 đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, học tập kinh nghiệm của quốc tế.
Vấn đề nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đang ngày càng được sự quan tâm chú ý của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở. Trong những năm qua, các hội nghị câu lạc bộ giám đốc bệnh viện khu vực phía Nam, phía Bắc đều chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Nhiều kinh nghiệm quý, cách làm hay về cải tiến chất lượng với mục tiêu phục vụ người bệnh tốt hơn, quản lý chặt chẽ hơn và nhiều sáng kiến cải tiến chất lượng cũng đã được chia sẻ. Năm 2012, lần đầu tiên Diễn đàn Quản lý Chất lượng bệnh viện đã được tổ chức tại 2 khu vực phía Bắc và phía Nam, với sự tham gia của các diễn giả quốc tế và trong nước. Sự tham gia của các tổ chức hàng đầu về chất lượng như Viện NICE ( Vương quốc Anh), Viện Thẩm định chất lượng bệnh viện Thái Lan (HAIT), các chuyên gia đến từ WHO, WB, Viện NICE, Đại học Chualalongkon, Bệnh viện Nhi đồng 1, một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ những nỗ lực triển khai cải tiến chất lượng của quốc tế và trong nước. Tại diễn đàn này, những văn bản dự thảo quan trọng cũng được thảo luận xin ý kiến đại biểu để hoàn chỉnh trước khi ban hành, tạo nên tiếng nói đồng thuận giữa Bộ Y tế và các cơ sở trước quyết tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Một số hoạt động trọng tâm
1. Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng và an toàn người bệnh tại bệnh viện:
Cần phải triển khai thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận. Đây là hoạt động đầu tiên phải làm sau khi thành lập được Hội đồng quản lý chất lượng và an toàn người bệnh để từ đó có cái nhìn tổng quan về thực tế của bệnh viện. Hiện nay thế giới khuyến khích sử dụng 50 chuẩn thiết yếu JCI là bộ tiêu chuẩn dùng cho các bệnh viện mới khởi đầu tiến trình chất lượng được rất nhiều bệnh viện và bộ y tế các nước trên thế giới khuyến khích sử dụng. Bộ tiêu chuẩn thiết yếu này sẽ giúp các bệnh viện có được sự nhìn nhận và tự đánh giá tổng thể nhưng hết sức cơ bản những yêu cầu của một bệnh viện có chất lượng, đặt nền tảng cho những chứng chỉ chất lượng quốc tế sau này. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có thể xác định được những vấn đề ưu tiên trong cải tiến chất lượng … Bộ Y tế cũng đã xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện nhằm đo lường, đánh giá chất lượng bệnh viện và đồng thời cũng xác định ưu tiên và định hướng cải tiến chất lượng bệnh viện.
2. Xây dựng kế hoạch, chương trình cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh trong bệnh viện:
Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng của bệnh viện, Hội đồng quản lý chất lượng và an toàn người bệnh sẽ xây dựng, ban hành, phổ biến mục tiêu chất lượng để nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng được biết. Mục tiêu chất lượng phù hợp với chính sách, pháp luật liên quan đến chất lượng và nguồn lực của bệnh viện.Bệnh viện sẽ xây dựng kế hoạch và lập chương trình bảo đảm, cải tiến chất lượng thông qua việc xác định các vấn đề ưu tiên.
Nội dung của kế hoạch cải tiến chất lượng được lồng ghép vào kế hoạch hoạt động hằng năm và 5 năm, phù hợp với nguồn lực của bệnh viện, bao gồm:
– Thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện
+ Bệnh viện bảo đảm các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động (quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011).
+ Bệnh viện đã được cấp giấy phép có trách nhiệm tiếp tục duy trì các hoạt động để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều kiện khác do Bộ Y tế quy định.
– Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh (chuẩn hóa các hoạt động tại bệnh viện)
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện hội đồng hành, bao gồm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm định chất lượng nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn của bệnh viện; tiến hành phân tích có hệ thống chất lượng chẩn đoán, điều
trị, chăm sóc người bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.
– Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế.
+ Thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau: Xác định chính xác người bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ; An toàn phẫu thuật, thủ thuật; An toàn trong sử dụng thuốc; Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai lệch giữa nhân viên y tế; Phòng ngừa người bệnh bị té ngã; An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế.
+ Bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người bệnh, khách thăm và nhân viên y tế; tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề nghiệp.
+ Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và các sự cố khác trong toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện.
+ Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
+ Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro.
– Xây dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng bệnh viện
+ Xây dựng bộ chỉ số chất lượng bệnh viện dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế và tham khảo các bộ chỉ số chất lượng bệnh viện trong nước hoặc nước ngoài.
+ Thực hiện đo lường chỉ số chất lượng trong bệnh viện.
+ Tổ chức thu thập, quản lý, lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu liên quan đến chất lượng bệnh viện.
+ Lồng ghép báo cáo chất lượng vào báo cáo hoạt động chung của bệnh viện.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân
tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện.
– Áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng bệnh viện.
+ Bệnh viện căn cứ vào các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế hội đồng hành hoặc thừa nhận để lựa chọn bộ tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp và triển khai áp dụng tại bệnh viện.
+ Quy trình triển khai áp dụng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan hội đồng hành bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đó hoặc tổ chức chứng nhận chất lượng.
+ Duy trì triển khai cải tiến chất lượng liên tục.
Chức năng
Phòng Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước và công tác bảo đảm y tế phục vụ cho các hội nghị, sự kiện quan trọng của Nhà nước.
Nhiệm vụ
* Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ
– Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung để trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ trung, cao cấp.
– Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án liên quan đến công tác bảo vệ sức khỏe cán bộ trung, cao cấp.
– Xây dựng, bổ sung sửa đổi các quy chế chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp tại nơi làm việc, tại nhà ở và tại các cơ sở khám chữa bệnh.
– Làm đầu mối tổ chức đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp
– Làm đầu mối phối hợp với các bệnh viện, các Tổ nghiệp vụ của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương và ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các tỉnh, thành phố để tổ chức khám, phân loại, theo dõi, quản lý tình hình sức khỏe cán bộ cao cấp và triển khai thực hiện các kế hoạch chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khỏe đối với các cán bộ cao cấp.
– Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp của các bệnh viện, các Tổ nghiệp vụ của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương và các Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các tỉnh, thành phố
– Là đầu mối thường trực của Hội đồng chuyên môn Trung ương giúp Chủ tịch lãnh đạo Hội đồng chuyên môn Trung ương tổ chức họp xây dựng kế hoạch, tổ chức giao ban định kỳ, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.
* Công tác bảo đảm y tế các sự kiện, hội nghị
– Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực đảm bảo công tác y tế phục vụ các hội nghị, các sự kiện quan trọng của Đảng và nhà nước.
– Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác bảo đảm y tế phục vụ các Hội nghị quan trọng của Đảng và Nhà nước và các sự kiện.
– Tổ chức tập huấn triển khai việc thực hiện công tác bảo đảm y tế phục vụ các hội nghị, các sự kiện quan trọng của Đảng và nhà nước.
– Làm đầu mối tổ chức hướng dẫn triển khai, đôn đốc kiểm tra giám sát việc đảm bảo công tác y tế phục vụ các sự kiện, hội nghị của đất nước của các bệnh viện trung ương, các Sở Y tế các tỉnh thành phố.
* Công tác tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ
– Xây dựng Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc và ngày 19/7/2013 Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg.
– Xây dựng tài liệu đào tạo và tổ chức tập huấn về cấp cứu tai nạn giao thông cho tình nguyện viên và nhân viên y tế thôn bản (3 lớp TOT tại 5 tỉnh thành phố thí điểm).
– Xây dựng tài liệu đào tạo và tổ chức lớp tập huấn về cấp cứu cơ bản tai nạn giao thông cho các Cảnh sát giao thông và nhân viên trạm y tế xã phường (đào tạo 25 lớp tại 13 tỉnh thành phố).
* Công tác phòng chống bạo lực gia đình
Nhân lực
Phòng hiện có 03 biên chế, gồm 01 Phó trưởng phòng Phụ trách và 02 chuyên viên.
Nội dung đang cập nhật
Quá trình thành lập và phát triển
Trung tâm phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh – Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Medical Service Management Capacity Building Center (viết tắt là: MMBC), được thành lập theo quyết định số 68/2010/QĐ-BYT ngày 12/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trung tâm trực thuộc Cục Quản lý khám, chữa bệnh, là đơn vị thực hiện chức năng đào tạo, nghiên cứu áp dụng và tư vấn chuyển giao các mô hình và công nghệ hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về khám, chữa bệnh và quản lý bệnh viện.
Trung tâm có 4 nhiệm vụ chính sau:
1. Đào tạo các nội dung liên quan đến nâng cao năng lực quản lý khám, chữa bệnh cho cán bộ Lãnh đạo làm công tác quản lý bệnh viện
2. Nghiên cứu đề xuất chính sách, quy định, quy trình quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý khám, chữa bệnh theo định hướng của Bộ Y tế.
3. Tư vấn
a) Tư vấn cho các bệnh viện áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng (TQM, CQI, ISO…)
b) Thực hiện các dịch vụ tư vấn triển khai, chuyển giao các mô hình và công nghệ quản lý, thành lập bệnh viện.
c) Thực hiện dịch vụ tư vấn khác về khám, chữa bệnh liên quan theo qui định của Pháp luật.
4. Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo, tư vấn, thẩm định, chuyển giao kỹ thuật và dịch vụ , trao đổi kinh nghiệm, trao đổi chuyên gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học về quản lý khám, chữa bệnh; quản lý bệnh viện theo qui định của Bộ Y tế.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm Ban Giám đốc là Lãnh đạo Cục kiêm nhiệm, Văn phòng Trung tâm, phòng Đào tạo – Tư vấn và phòng Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh kiêm Giám đốc Trung tâm, Trung tâm đã nhanh chóng ổn định và phát triển.
Hoạt động
Ngay sau khi thành lập, Trung tâm đã thực hiện những nhiệm vụ như xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý bệnh viện. Xây dựng và chuẩn hóa các chương trình, tài liệu đào tạo, đã hoàn thành các chương trình và tài liệu đào tạo sau:
– Quản lý bệnh viện (chương trình cơ bản)
– Giảng viên lâm sàng
– Quản lý Điều dưỡng
– Kiểm soát nhiễm khuẩn
Việc xây dựng chương trình, tài liệu được đội ngũ những nhà Lãnh đạo các Cục, vụ thuộc Bộ Y tế, các chuyên gia, các giám đốc bệnh viện soạn thảo và được Hội đồng khoa học của Bộ Y tế nghiệm thu và ban hành.
Tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng các nội dung liên quan đến nâng cao năng lực quản lý khám, chữa bệnh cho các nhà quản lý bệnh viện. Trong 3 năm qua Trung tâm đã tổ chức 20 Khóa đào tạo Quản lý bệnh viện (chương trình cơ bản) cho hơn 1.000 học viên là lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa phòng tại các bệnh viện trực thuộc Bộ như: Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, Bệnh viện 74, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền TW, Bệnh viện Châm cứu TW;Tại các Sở Y tế của 15 tỉnh/thành phố như: Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương… Hàng năm Trung tâm tổ chức 01 khóa Đào tạo Quản lý bệnh viện (chương trình nâng cao) cho các Lãnh đạo bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh.
Giảng viên của các khóa đào tạo là Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế, Lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Lãnh đạo các Bệnh viện có kinh nghiệm quản lý và các chuyên gia trong nước và nước ngoài có uy tín lĩnh vực quản lý y tế. Vì vậy, các học viên được cập nhật kịp thời các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn và các yêu cầu mới trong mọi hoạt động của bệnh viện. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên đã áp dụng rất hiệu quả các nội dung đào tạo vào công tác quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Trong các khóa học, học viên có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và bài học từ các mô hình quản lý bệnh viện: mô hình bệnh viện tự chủ, mô hình bệnh viện kết hợp công tư, mô hình ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo chuyển giao kỹ thuật… Đặc biệt tại các khóa đào tạo nâng cao, Trung tâm mời chuyên gia đến từ các nước trong khu vực sang chia sẻ những bài học quý báu trong công tác quản lý giúp cho học viên được hội nhập với các nước và có tầm nhìn xa hơn.
Với lợi thế được tổ chức tại cơ sở, các khóa đào tạo đã tập hợp được toàn bộ cán bộ chủ chốt của các cơ sở y tế địa phương tham gia, chất lượng học tập luôn đạt kết quả cao. Các khóa học luôn được các đồng chí Lãnh đạo ngành y tế đánh giá rất tốt và cần được nhân rộng.
Với mô hình hoạt động là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, Trung tâm đã chủ động tìm các đối tác, các nguồn tài trợ của tổ chức trong nước và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Dự án Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh do tổ chức JICA của Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã tạo điều kiện cho trung tâm có thêm nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh nghiệm đào tạo giúp trung tâm trưởng thành vượt bậc. Hiện tại trung tâm đã thực hiện hợp đồng đào tạo quản lý bệnh đối với các bệnh viện bằng ngân sách tự chủ của bệnh viện.
DIỄN ĐÀN CỦA HỆ THỐNG KHÁM, CHỮA BỆNH VIỆT NAM
Bản tin Bệnh viện xuất bản số đầu tiên vào tháng 10/2004, đến tháng 12/2008 được nâng cấp thành Tạp chí Bệnh viện. Hiện nay, Tạp chí Bệnh viện đã trở thành ấn phẩm thân thiết của các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước.
Ngày 23/6/2004, Bộ Văn hoá- Thông tin và Bộ Y tế cho phép Vụ Điều trị (nay là Cục Quản lý Khám chữa bệnh) xuất bản Bản tin Bệnh viện với mục đích cung cấp cho độc giả là cán bộ ngành y tế những thông tin mới nhất về phương pháp khám, chữa bệnh thuộc lĩnh vực y học hiện đại và y học cổ truyền. Đến cuối năm 2008, 23 số Bản tin Bệnh viện đã được xuất bản và phát hành rộng rãi tới các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ngày 20/9/2008, Lãnh đạo Bộ Y tế đã có Công văn số 4104/BYT- PC gửi Ban tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông xin nâng cấp Bản tin Bệnh viện thành Tạp chí Bệnh viện. Ngày 01/12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức cho phép Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xuất bản Tạp chí Bệnh viện trên cơ sở nâng cấp từ Bản tin Bệnh viện, với tôn chỉ là Diễn đàn của hệ thống khám, chữa bệnh Việt Nam, cung cấp những thông tin về công tác quản lý khám chữa bệnh; phổ biến những phương pháp, kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh và trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý khám, chữa bệnh…
Ngày 05/4/2010, Tạp chí Bệnh viện được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Tạp chí Bệnh viện đã nỗ lực không ngừng, tuyên truyền kịp thời chủ trương, chính sách mới của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đến các Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Đồng thời, Tạp chí cũng thực hiện rất hiệu quả vai trò là Diễn đàn của Hệ thống Khám, chữa bệnh Việt Nam khi đăng tải những kết quả đạt được trong công tác quản lý bệnh viện, các hoạt động chuyên môn, đào tạo, chỉ đạo tuyến; ghi nhận, tôn vinh những nỗ lực của các tập thể, cá nhân đã vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế… để không ngừng nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân. Từ đó, người dân có thể thông cảm hơn với những áp lực công việc ngành y đang gánh vác, cùng sẻ chia với những khó khăn, vất vả của ngành y tế.
Đến nay, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Bệnh viện và Hội đồng Biên tập là các chuyên gia đầu ngành của ngành y tế, Tạp chí đã xuất bản được 50 số và trở thành một trong những tạp chí uy tín của ngành y tế. Tạp chí được phát hành rộng rãi tới tất cả các cơ sở khám chữa bệnh và Trung tâm truyền thông giáo dục 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Trong thời gian tới, Tạp chí Bệnh viện sẽ tiếp tục hoàn thiện để luôn luôn là diễn đàn tin cậy của Hệ thống khám, chữa bệnh Việt Nam.