A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lỗ tiểu lệch thấp – Một dị tật sinh dục nặng cần phát hiện sớm

Lỗ tiểu lệch thấp (hypospadias) là một dị tật sinh dục tiết niệu bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở mặt dưới của quy đầu, dương vật, bìu hoặc tầng sinh môn và thường kèm theo biến dạng của dương vật như: cong, xoay trục hay lún gục vào bìu. Đây là […]

Lỗ tiểu lệch thấp (hypospadias) là một dị tật sinh dục tiết niệu bẩm sinh mà lỗ tiểu đổ ra bất thường ở mặt dưới của quy đầu, dương vật, bìu hoặc tầng sinh môn và thường kèm theo biến dạng của dương vật như: cong, xoay trục hay lún gục vào bìu. Đây là một trong những dị tật bẩm sinh của dương vật hay gặp với tỷ lệ 1/300 bé trai.

Bệnh ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện, chức năng sinh sản của trẻ sau này và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ ràng. Nguyên nhân được nghi ngờ là vai trò của Androgen trong những tuần đầu tiên của thời kỳ bào thai:

– Sự giảm Androgen hoặc giảm đáp ứng với Androgen có thể gây bệnh.

– Yếu tố môi trường: Các tác giả cho rằng nhiều sản phẩm tổng hợp như: thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt nấm, sản phẩm hóa học, chất dùng trong dược phẩm, thuốc tẩy và vật liệu dùng trong sản xuất nhựa tổng hợp… có chứa estrogen ngoại sinh hoặc chất kháng Androgen dẫn đến gây bệnh cho thai.

– Yếu tố di truyền.

Dấu hiệu nhận biết

Lỗ tiểu lệch thấp thường được phát hiện sớm sau sinh bởi các nhân viên y tế khi thăm khám bộ phận sinh dục cho trẻ hoặc do bố mẹ khi vệ sinh cho trẻ. Các dấu hiệu nhận biết:

– Lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh qui đầu (có thể nằm ở thân dương vật, bìu hay tầng sinh môn).

– Bao qui đầu không tròn như da thừa ở lưng dương vật.

– Dương vật cong, xoay, có thể nhỏ và bìu chẽ đôi.

– Có thể kèm theo các bệnh lý: thoát vị bẹn, ẩn tinh hoàn, dương vật nhỏ…


Bác sĩ Nguyễn Việt Hoa – Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh Bệnh viện hữu nghị Việt Đức đang tư vấn bệnh lý cho gia đình có trẻ mắc bệnh lý trên

Điều trị cho trẻ lỗ tiểu lệch thấp như thế nào?

– Theo dõi tại các cơ sở chuyên khoa ngoại nhi: Rất cần thiết nhằm đánh giá kích thước dương vật, qui đầu và xét nghiệm các rối loạn về nội tiết, nhiễm sắc thể khi cần thiết.

– Tuổi phẫu thuật: Cần thực hiện trước tuổi đi học, tránh sang chấn tâm lý cho trẻ. Thường phẫu thuật ở độ tuổi 24 tuổi. Ở các nước phương Tây có thể mổ từ khi trẻ 1 tuổi. Việc theo dõi đánh giá kích thước dương vật là rất cần thiết.

– Mục tiêu của phẫu thuật: Dựng thẳng dương vật, tạo hình niệu đạo đưa lên đỉnh dương vật, đạt được thẩm mỹ của dương vật và bìu.

– Các phương pháp: Tịnh tiến niệu đạo, thay thế niệu đạo bằng niêm mạc bao qui đầu (Duckett, Koyanagi) hoặc niêm mạc miệng hoặc niêm mạc bàng quang, vạt da, vạt da hình ống tại chỗ TIPU (Duplay – Snodgrass).

Chăm sóc sau mổ và theo dõi các biến chứng

Bệnh có nhiều nguy cơ biến chứng sau mổ nên phải theo dõi sát. Các biến chứng thường gặp:

– Rò niệu đạo, toác niệu đạo à sẽ mổ lại vá rò hay tạo lại niệu đạo sau 6 tháng.

– Hẹp niệu đạo à Cần xử lý cấp cứu.

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức


Tin tức nổi bật

Bộ Y tế, WHO và các đối tác quốc tế cùng hợp tác để nâng cao nhận thức, vận động chính sách và hành động ngay hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc
Ngày 22/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế (BYT) với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) từ ngày 18-24 tháng 11 năm 2024. WHO đưa ra chủ đề năm nay - ...
Phòng ngừa, điều trị bệnh zona ở người có bệnh mạn tính
Ngày 21/11  tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã thảo luận bàn tròn về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona, trong đó tập trung vào nội dung về lão ...