A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ

Tự kỷ (còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”) là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác. Để nhận biết dấu hiệu tự kỷ và […]

Tự kỷ (còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”) là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác. Để nhận biết dấu hiệu tự kỷ và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ, chúng tôi đã có buổi trao đổi với TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Khi tìm hiểu về các dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ta cần biết tự kỷ là gì! Theo nghiên cứu của NIH (Sức khỏe Tâm thần Mỹ), phổ tự kỷ là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiện từ rất sớm, 75% xuất hiện từ trước 3 tuổi. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người. Rối loạn phổ tự kỷ gồm nhiều chẩn đoán đơn lẻ: tự kỷ (thông thường), rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD-NOS) và hội chứng Asperger. Với các biểu hiện rất sớm vậy, các bà mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có hướng xử lý sớm.

Về Cảm xúc: Trẻ không giao tiếp bằng mắt với mẹ ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh, không phân biệt được người lạ, người quen; không bày tỏ yêu thương, quyến luyến với mẹ; không theo mẹ, không biết vui mừng khi bố mẹ đi đâu về.

Lúc đi học trẻ không thích chơi với bạn, không nhận thức được cô giáo la mắng hay khen, dẫn đến làm những điều không thích hợp.

Về Ngôn ngữ: Trẻ nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Không biết bắt chước người lớn để làm theo, nói theo; khi có nhu cầu bé không biết làm cho người lớn hiểu mình cần gì; phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần bé mới có thể làm theo.

Về Hành vi: Trẻ chỉ thích chơi với một thứ, quan tâm đến chi tiết hơn là cách sử dụng đồ chơi thế nào ( ví dụ trẻ chỉ xoay tròn chiếc bánh xe chứ không để xe chạy dưới sàn).

Trẻ rất ghét sự thay đổi: giận dữ hay rất hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà thay đổi, mẹ thay đổi kiểu tóc….

Đối với những kích thích từ bên ngoài, có khi trẻ đáp ứng quá mức, hoặc kém đáp ứng. Trẻ có thể lờ đi những lời của cha mẹ, nhưng lại cảm thấy thú vị với âm thanh nhỏ mà trẻ tự tạo ra như gãi, gõ vào đồ vật bên tai.

Trẻ có thể không ngủ vào ban đêm nhưng ngày vẫn dồi dào sinh lực.

Trẻ không biết sợ hãi khi gặp nguy hiểm, tự gây thương tích cho mình, đánh vào đầu, cào cấu, nhổ tóc…

Những trẻ bị tự kỷ có thể có những vận động bất thường như chậm đi do giảm trương lực cơ. Cử động bất thường: nhăn nhó mặt, xua tay, lắc lư, đập đầu…

PV: Xin bác sĩ cho biết căn nguyên dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều ngiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh tự kỷ, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra nó. Có rất nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có thể liên quan đến gen truyền từ bố mẹ trẻ và những thứ khác, như nhiễm trùng hoặc độc tố làm thay đổi cách não phát triển. Các vấn đề trong thời gian mang thai và khoảng thời gian sinh đẻ cũng làm tăng nguy cơ bị chứng tự kỷ.

PV: Vậy khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, thưa ông?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng:

Khi thấy trẻ gặp khó khăn về lời nói và ngôn ngữ, dẫn đến nhiều hạn chế trong giao tiếp, giảm tương tác xã hội, bất thường về hành vi. Các dấu hiệu này sẽ rõ ràng và lặp lại một cách thường xuyên thì nên đưa cháu đến bác sĩ để được tư vấn và cho hướng điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ là người trực tiếp thăm khám và chẩn đoán cho trẻ. Bên cạnh đó là những nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ đánh giá trẻ.

PV: Vậy bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi không, thưa bác sĩ?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn chứng phổ tự kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, việc chẩn đoán để điều trị và can thiệp sớm trẻ tự kỷ có thể giúp cải thiện và hòa nhập xã hội tốt hơn nếu được chăm sóc, quan tâm đúng mức. Những người bị chứng tự kỷ có nhiều rối loạn hành vi như kích động, gây rối, giải toản bản năng….sẽ được bác sĩ kê toa để giảm sự hiếu động thái quá, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Ngoài ra những trẻ này cần được học ngôn ngữ và xây dựng các kỹ năng xã hội. Tùy vào mức độ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và có những điều trị phù hợp.

PV: Cảm ơn bác sĩ!

Đỗ Hằng- BV Bạch Mai


Nguồn:kcb.vn Copy link

Tin tức nổi bật

Sáu nội dung đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2024-2025
Trong thời gian qua, không ít các bệnh viện băn khoăn  là triển khai Thông tư 35/2024 thì các bệnh viện có thực hiện Bộ 83 Tiêu chí đánhg giá chất lượng Bệnh viện bệnh viện. Về nội dung này,  lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết , cải tiến ...
Điều trị bệnh Zona tốt nhất là dự phòng từ xa
Tại Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên, Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II, Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI,  vừa diễn ra tại Huế, PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương nhấn ...
Hội nghị thường niên CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ 22: Tập trung chuyển đổi số và thực thi pháp luật về khám, chữa bệnh
Ngày 29/11 tại Thành phố Buôn Ma Thuật đã diễn ra Hội nghị thường niên CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ 22 với sự tham dự của 700 đại biểu, đến từ 155 bệnh viện thuộc 21 bệnh viện khu vực phía Nam và các bệnh viện khách mời thuộc ...