A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thu dung điều trị gần 2.000 bệnh nhân lao kháng thuốc

Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị giao ban hoạt động chương trình chống lao năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018 do BV Phổi Trung ương, Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) tổ chức sáng 30/12 tại Hà Nội.

Theo đó, năm 2017, CTCLQG đã mở rộng diện tầm soát quản lý lao kháng thuốc (PMDT) từ 51 lên 63 tỉnh/thành (đạt 100% cả nước). CTCL đã mở rộng diện tầm soát lao đa kháng thuốc tới nhóm bệnh nhân lao phổi AFB (+) tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Áp dụng sớm các khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), chuẩn bị cho việc phân loại sớm bệnh nhân lao kháng thuốc ngay từ đầu để đưa vào các phác đồ hiệu quả (phác đồ 9 tháng hoặc phác đồ chuẩn 20 tháng hoặc cá nhân).

 

GS.TS Nguyễn Viết Nhung- Giám đốc BV Phổi Trung ương- Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia cho biết, từ đầu năm 2017, CTCLQG đã triển khai sàng lọc LPA siêu kháng (Hain test hàng 2) cho tất cả các bệnh nhân có kết quả GeneXpert kháng Rifampicin tại 19 tỉnh/thành. Ngoài ra, để tăng cường việc sàng lọc phát hiện cũng như quản lý bệnh nhân sau chẩn đoán, CTCLQG đã xúc tiến triển khai quản lý lao kháng thuốc (PMDT) tại BV Phổi TƯ và BV Phạm Ngọc Thạch. Đặc biệt là việc thu nhận bệnh nhân vào các nghiên cứu sử dụng thuốc và phác đồ mới trong điều trị lao kháng thuốc (Bedaquiline và phác đồ 9 tháng) đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu. Năm 2017, CTCLQG bắt đầu áp dụng quy trình quản lý và điều trị bệnh nhân lao tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc bằng phác đồ cá nhân tại các đơn vị PMDT.Tính đến hết quý III/2017, cả nước thu dung điều trị 1.955 bệnh nhân lao kháng thuốc (65,2%)/ so với chỉ tiêu quản lý 3.000 bệnh nhân.

Trong năm 2017,  Hà Nội có 154 người được chẩn đoán lao trong đó có 50 người được chẩn đoán lao  (kháng đa thuốc) MDR; Quảng Ngãi có 38 bệnh nhân lao có 1 lao MDR…

Năm 2017, CTCL thực hiện  hoạt động chăm sóc giảm nhẹ và mạng lưới tại 06 tỉnh: Quảng Ngãi, An Giang, Ninh Thuận, Hậu Giang, Hà Nội và Hòa Bình; Tổ chức 10 lớp đào tạo cho cán bộ y tế và Tình nguyện viên về chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân lao kháng thuốc với 500 học viên tham gia.

Theo GS.TS Nguyễn Viết Nhung, năm 2018 CTCL QG sẽ mở rộng sàng lọc tới các nhóm đối tượng nghi kháng thuốc và 100% AFB+ mới. Để thực hiện được yêu cầu này, CTCL sẽ tăng số máy Gene, đảm bảo cung ứng cartridge, falcon đầy đủ, vận dụng tối ưu hệ thống chuyển mẫu qua bưu điện; Xây dựng mô hình quản lý BN lao kháng thuốc một cách linh hoạt, theo tiếp cận lấy người bệnh làm trung tâm và giảm thiểu tỷ lệ bỏ trị; Mở rộng triển khai phác đồ ngắn hạn điều trị lao đa kháng thuốc trên phạm vi toàn quốc; Tăng cường phát hiện và quản lý BN tiền/siêu kháng…..

Lê Hảo.


Tin tức nổi bật

Kí kết Chương trình Mắt sáng giữa Bộ Y tế và Hội Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2025-2028: Góp phần hạn chế tỉ lệ mù lòa và khiếm thị cho người cao tuổi
Sáng 18/4 tại Hà Nội, Bộ Y tế và Hội Người Cao tuổi (NCT) Việt Nam và đã họp Ban chỉ đạo và tổ chức ký kết Chương trình nhân đạo mắt sáng cho NCT giai đoạn 2025-2028. GS.TS.Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế  đã tham dự và chủ trì buổi họp. Tham dự ...
Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030
Ngày 10/4 tại Bộ Y tế đã diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030. Hội nghị do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì. Hội nghị ...