A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Sức khỏe tâm thần quyết định chất lượng cuộc sống và sự phồn thịnh của đất nước

Ngày 2/10 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) năm 2014 với thông điệp “Hãy chung sống với người tâm thần phân liệt”, với sự tham dự của 300 đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về chăm […]

Ngày 2/10 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) năm 2014 với thông điệp “Hãy chung sống với người tâm thần phân liệt”, với sự tham dự của 300 đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nước; các chuyên gia đến từ Tổ chức Y tế Thế giới, Hiệp hội Tâm thần thế giới, các quốc gia như Nhật Bản, Pháp, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Đức, Campuchia, New zealand… và các đại biểu đại diện cho ngành tâm thần học tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu tại Lễ mít tinh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, sức khỏe cho mọi người là mục tiêu chiến lược của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo chung của xã hội văn minh. Trong đó sức khỏe tâm thần có vai trò đặc biệt quan trọng vì “Một thân thể khỏe mạnh, chỉ có được trong một tinh thần khỏe mạnh. Sức khỏe tâm thần quyết định chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, bình an xã hội và sự phồn thịnh của đất nước”.

Phó Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam, luôn xác định bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm thần cho người dân là một trong những chích sách ưu tiên nhằm bảo đảm quyền được bảo vệ ức khỏe của mỗi người dân và bảo đảm nguồn lực phát triển xã hội. Do vậy, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang và sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của sức khỏe tâm thần trong một nỗ lực chung để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

IMG_0069

PCT nước. Nguyễn Thị Doan và Thứ trưởng Bộ Y tế. Nguyễn Thị Xuyên tại Lễ mít tinh

Phó Chủ tịch nước chia sẻ, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường; hậu quả chất độc dioxin do chiến tranh để lại; áp lực trong công việc, trong cuộc sống; lối sống thiếu lành mạnh làm cho nguy cơ người mắc căn bệnh này có xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù thời gian qua, Việt Nam xây dựng được mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng; tuy nhiên mới chỉ tập trung việc điều trị Tâm thần phân liệt và Động kinh (người bệnh nặng), trong khi đó tỷ lệ rối loạn trầm cảm lại chiếm tỷ lệ cao. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần còn thiếu; sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả…

PGS.TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam cho biết, hiện nay, rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân. Tỷ lệ bệnh có kahcs nhau theo nhóm tuổi, theo giới, theo nghề nghiệp, theo chủng tộc và ở mooix quốc gia. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2011, tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm thần trong đời ở Mỹ chiếm 58% dân số, New Zealand chiếm 47%, Ukrainai chiếm 43,1%…

Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em, đặc biệt là tự kỷ, tăng động giảm chức năng chú ý ngày càng gia tăng đáng kể. Theo thống kê của khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương, , số bệnh nhân đến khám năm 2008 chỉ là 450 trẻ nhưng đến năm 2012 đã là 2.200 trẻ, trong đó rối loạn tự kỷ gặp ở trẻ trai nhiều gấp 4-6 lần trẻ gái.

Bên cạnh đó, vấn đề sức khỏe tâm thần người già (sa sút trí tuệ) cũng là những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Dự tính đến năm 2030, gần 1/3 dân số thế giới vào độ tuổi 60, nghĩa là trong 30 năm nữa, mỗi ngày trên thế giới có thêm 2.000 người mất trí…/.

Hồng Phúc


Tin tức nổi bật

Thêm nhiều cơ hội cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Nhằm tăng cường các kiến thức, kỹ năng phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, trong 3 ngày từ 9-11/10, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Sở Y tế tỉnh Gia Lai tổ chức khóa tập huấn: “Nâng ...