A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ người khiếm thính khám chữa bệnh tại cơ sở khám bênh, chữa bệnh

Ngày 25/12/2024, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu Hướng dẫn hỗ trợ người khiếm thính khám chữa bệnh tại cơ sở khám bênh, chữa bệnh.

Hội thảo có sự tham gia của gần 120 đại biểu là đại diện các bộ, ban, ngành, cơ sở khám bênh, chữa bệnh, cơ sở đào tạo, tổ chức phi chính phủ, và các chuyên gia trong lĩnh vực Phục hồi chức năng. Hoạt động thuộc khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai có hiệu quả dự án Hòa nhập, được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường-Bộ Quốc phòng (NACCET) làm chủ Dự án.

Mục tiêu của tài liệu là cung cấp thông tin và hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh cùng nhân viên y tế trong việc tiếp đón, giao tiếp và khám chữa bệnh cho người khiếm thính một cách hiệu quả. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho người khiếm thính sử dụng khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo Báo cáo Điều tra về người khuyết tật do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2016, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị khiếm thính. Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ giảm thính lực cao trên thế giới [10], Theo Báo cáo Điều tra về người khuyết tật của Tổng cục thống kê dân số năm 2016, cả nước có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói. Hàng năm có từ 1.200 đến 1.400 trẻ khiếm thính ra đời. Tỷ lệ giảm thính lực ở độ tuổi từ 65 đến 75 chiếm khoảng 30% - 40%, trên 75 tuổi chiếm khoảng 40% - 50%.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết, người khiếm thính thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế: khó khăn đặc biệt trong giao tiếp, đăng ký khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, truyền tải thông tin về bệnh đến thầy thuốc và ngược lại. Điều đó có thể ảnh hưởng tới việc xử lý tình huống, thăm khám, chẩn đoán, thậm chí ảnh hưởng tới kết quả  điều trị.

Theo TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế ban hành như: Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam 2.0 ( theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT);  Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện (Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013).  Đây là những tài liệu đầu tiên hướng dẫn hỗ trợ người khiếm thính trong khám chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Cục Quản lý, khám chữa bệnh cũng sẽ tiếp tục  hoàn thiện, ban hành và tập huấn hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai thực hiện, hỗ trợ hiệu quả hơn công tác khám, chữa bệnh cho người khuyết tật”, đồng thời thực hiện thêm hiều hoạt động xây dựng tài liệu hướng dẫn chuyên môn về PHCN và hỗ trợ người khuyết tật các hoạt động để hoà nhập cộng đồng.

Tại Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội về Người Khuyết tật Việt Nam cho biết, mặc dù chính sách pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hiện hành ở nước ta đã có nhiều điểm tích cực trong đảm bảo quyền của Người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nghe, nói trong khám, chữa bệnh nhưng trên thực tế Người khuyết tật nghe, nói còn gặp nhiều khó khăn trong khám bệnh, chữa bệnh.  Chỉ có 7/100 người khiếm thính nghe nói được khảo sát được tiếp cận dịch vụ y tế đầy đủ, còn lại đa số gặp khó khăn do thiếu số lượng người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong khám bệnh, chữa bệnh. Một số cơ sở khám, chữa bệnh chưa bố trí bảng điện tử hoặc hỏng, không vận hành,… không ít cán bộ y tế không đủ kiên nhẫn để nghe, thấu hiểu được người khiếm thính nghe nói. Việt Nam chưa đẩy mạnh phát triển các thiết bị thông minh hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu sang ngôn ngữ tiếng Việt (nói, viết) và ngược lại….

Liên hiệp hội Người Khuyết tật Việt Nam cũng mong muốn Bộ Y tế sớm có văn bản chỉ đạo và tăng cường kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo điều kiện tiếp cận cho người khiếm thính nghe nói trong khám bệnh, chữa bệnh…

 

Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến cho tài liệu Hướng dẫn hỗ trợ người khiếm thính khám chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tài liệu này được biên soạn bởi Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) từ đề xuất dự thảo đầu tiên của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính (CED), bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hiệu đính và hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án Hòa nhập để hoàn thiện tài liệu.


Tin tức nổi bật

Đầu năm 2025: Trong một tuần 21 cuộc đời hồi sinh nhờ ghép tạng
Chỉ trong 6 ngày (Từ ngày 6 – 11/1/2025), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghi nhận những thành tích nổi bật trong công tác vận động hiến tạng từ người hiến chết não và ghép tạng. Với sự đồng thuận cao từ 4 gia đình bệnh nhân chết não hiến tạng, các y ...
Sáu nội dung đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2024-2025
Trong thời gian qua, không ít các bệnh viện băn khoăn  là triển khai Thông tư 35/2024 thì các bệnh viện có thực hiện Bộ 83 Tiêu chí đánhg giá chất lượng Bệnh viện bệnh viện. Về nội dung này,  lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết , cải tiến ...