A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội điều dưỡng Việt Nam hợp tác với Nhật Bản nâng cao trình độ, năng lực của điều dưỡng

Ngày 13/3, tại Hà Nội,  khóa tập huấn xây dựng hệ thống quản lý đào tạo liên tục cho Điều đưỡng bệnh viện dựa trên năng lực lâm sàng đã được khai mạc. Đây là chương trình hợp tác giữa Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) và Tập đoàn Itabashi Medical System (IMS) của Nhật Bản. Buổi khai mạc có sự tham dự […]

Ngày 13/3, tại Hà Nội,  khóa tập huấn xây dựng hệ thống quản lý đào tạo liên tục cho Điều đưỡng bệnh viện dựa trên năng lực lâm sàng đã được khai mạc. Đây là chương trình hợp tác giữa Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) và Tập đoàn Itabashi Medical System (IMS) của Nhật Bản.

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch VNA, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại buổi khai mạc khoá đào tạo

Buổi khai mạc có sự tham dự của lãnh đạo Hội Điều dưỡng Việt Nam, đại diện Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, lãnh đạo một số Bệnh viện Trung ương, Bệnh viện tỉnh và 18 học viên là các cán bộ làm công tác quản lý điều dưỡng đến từ các BV TƯ, BV tỉnh được lựa chọn xây dựng thí điểm hệ thống Quản lý đào tạo liên tục cho điều dưỡng bệnh viện.

Đào tào liên tục (ĐTLT) là giải pháp quan trọng nhất để cập nhật kiến thức nghề nghiệp và nâng cao năng lực lâm sàng cho điều dưỡng nói riêng và người hành nghề nói chung. Vì vậy, ĐTLT đã được quy định trong Luật Khám bệnh chữa bệnh và các Thông tư 22/2013/TT-BYT và Thông tư 26/2020/TT-BYT về ĐTLT.

Mặc dù vậy việc ĐTLT cũng có những bất cập tại các bệnh viện cần cải tiến do  mô hình quản lý ĐTLT ở BV hiện nay chưa thống nhất, có nơi giao cho Phòng Tổ chức hành chính, có nơi giao cho Trung tâm đào tạo/Phòng chỉ đạo tuyến và có nơi giao cho  Phòng Điều dưỡng BV. Các bệnh việnchưa có Kế hoạch dài hạn và các Chương trình ĐTLT dựa trên Thang năng lực lâm sàng như Nhật Bản và nhiều nước đang áp dụng. Hiện chưa có Hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về ĐTLT cho từng điều dưỡng viên liên quan tới cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề nếu không đảm bảo 48 giờ ĐTLT trong 2 năm. Ngoài ra, còn nhiều bất cập về tiếp cận ĐTLT ở các tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa, kinh phí dành cho ĐTLT.

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ điều dưỡng, trong thời gian qua Hội Điều dưỡng Việt Nam đã xúc tiến nhiều hoạt động để hoạt động điều dưỡng trong các bệnh viện đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả trực tiếp cho người bệnh.

 Theo ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Nhật Bản là một trong các quốc gia có kinh nghiệm về xây dựng mô hình và hệ thống Quản lý ĐTLT cấp BV. Vì vậy, VNA đã mời chuyên gia của IMS hỗ trợ kỹ thuật tổ chức đào tạo thí điểm Mô hình Quản lý ĐTLT cho điều dưỡng BV. Tập đoàn IMS là Tập đoàn sở hữu 139 bệnh viện và cơ sở y tế cung cấp những dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Mô hình quản lý đào tạo liên tục cho điều dưỡng bệnh viện dựa trên năng lực lâm sàng.

Điểm cầu khoá đào tạo tại trụ sở Hội Điều dưỡng Việt Nam

Vì đây là khóa học kết hợp lý thuyết với thực hành. Học viên được yêu cầu xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống Quản lý ĐTLT cho từng BV nên khóa học gồm 7 ngày chia thành 7 đợt mỗi đợt 1 ngày. Chuyên gia IMS và VNA sẽ góp ý cho Bản Kế hoạch của từng BV.

Bà Kitagami Yoko Phó chủ tịch Tập đoàn Tập đoàn Itabashi Medical System (IMS) cho biết từ chức năng, nhiệm vụ của từng bệnh viện và dữ liệu bệnh nhân, khoá học sẽ hướng dẫn học viên thiết lập chương trình phù hợp với nấc thang năng lực từng điều dưỡng, xây dựng mục tiêu phù hợp với trình độ cuả mỗi điều dưỡng để từ đó các điều dưỡng có thể tự xây dựng chương trình đào tạo liên tục phù hợp với bệnh viện mình nhất.

PV.


Tin tức nổi bật

Viện Y học Biển: Đăng tải bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành. Đối tượng thực hành: Bác sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Cấp cứu ngoại viện.
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành - Viện Y học Biển. Đối tượng thực hành: Bác sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Cấp cứu ngoại viện.
Các loại giấy khám sức khỏe không phải là Thủ tục hành chính
Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có Công văn số 1435/BYT-KCB gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện trực thuộc trường Đại học và Y tế Bộ, ngành về hướng dẫn văn bản liên quan  công tác khám sức khỏe.