A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường an toàn truyền dịch trong các cơ sở khám chữa bệnh

Ngày 29/7 tại Hà Nội, Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) đã tổ chức Khóa đào tạo giảng viên về liệu pháp truyền tĩnh mạch an toàn. Khóa đào tạo diễn ra trong 5 ngày từ 29/7 đến 02/8 với các giảng viên đến từ Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam, BV Nhi TW, BV Đại học Y Hà Nội, BV Hữu nghị Việt Đức, BV Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh, Công ty BD. Hai mươi Học viên là các cán bộ y tế đến từ các trường Đại học, Cao đẳng Điều dưỡng, các hội viên và bệnh viện được đào tạo nâng cao năng lực lâm sàng cho điều dưỡng.

Phát biểu tại Khóa đào tạo, ThS Phạm Đức Mục- Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết, liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch (trước hay gọi là truyền dịch) là kỹ thuật phổ biến nhất trong y tế và đã được áp dụng gần một thế kỷ, nhưng trước đây do điều dưỡng chưa được đào tạo đầy đủ và hạn chế về nhân lực, dụng cụ dẫn đến kỹ thuật này chưa được quản lý và thực hành tốt nhất. Không ít sự cố y khoa xảy ra liên quan đến liệu pháp truyền tĩnh mạch đối với cả người bệnh và nhân viên y tế.

ThS Phạm Đức Mục- Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam, Nguyên Phó cục trưởng Cục QLKCB phát biểu khai mạc lớp tập huấn

 

Hiện nay tài liệu đào tạo về thực hành truyền tĩnh mạch an toàn còn chưa cập nhật theo hướng thực hành dựa vào bằng chứng. Các cơ sở khám, chữa bệnh chưa có sự nhất quán trong nội dung giảng dạy cũng như tiêu chuẩn thực hành liên quan đến truyền tĩnh mạch. Với thực trạng và yêu cầu cấp thiết Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam đã chủ trì và biên soạn tài liệu đào tạo liên tục “Liệu pháp truyền tĩnh mạch an toàn” được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế thẩm định và Cục KH công nghệ và Đào tạo theo Quyết định số 62/QĐ-K2ĐT ngày 14/6/2023.

Tham dự khai mạc khóa đào tạo, TS Vương Ánh Dương- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho rằng, tiêm truyền là kỹ thuật đơn giản và dễ bị bỏ qua. Riêng liên quan đến việc tiêm truyền có 67 kỹ thuật liên quan.

TS Vương Ánh Dương- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh

 

Việc tiêm truyền rất thông dụng và phổ biến trong cơ sở y tế, khiến nhiều người bỏ qua các vấn đề an toàn.  Để đảm bảo truyền an toàn trong bệnh viện và cấp cứu ngoài cộng đồng cần tuân thủ các quy định và kỹ thuật truyền tĩnh mạch an toàn. Mỗi bệnh nhân cần được cá thể hóa việc truyền tiêm truyền và theo dõi, chăm sóc để đảm bảo an toàn người bệnh và nhân viên y tế.

Các đại biểu, giảng viên và học viên tại Khoá tập huấn

 

Trong 5 ngày học, các học viên là sẽ được học và thực hành về lựa chọn các vị trí và thiết bị dùng trong liệu pháp truyền tĩnh mạch; Chăm sóc và quản lý tốt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, buồng truyền tĩnh mạch dưới da; Thực hiện các quy trình áp dụng trong truyền tĩnh mạch ngoại vi; Thực hiện được các biện pháp phòng ngừa biến chứng liên quan đến truyền tĩnh mạch ngoại vi; Áp dụng được truyền giải pháp hình thành hệ thống kín trong thiết lập đường truyền tĩnh mạch an toàn.

PV.


Tin tức nổi bật

Sáu nội dung đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2024-2025
Trong thời gian qua, không ít các bệnh viện băn khoăn  là triển khai Thông tư 35/2024 thì các bệnh viện có thực hiện Bộ 83 Tiêu chí đánhg giá chất lượng Bệnh viện bệnh viện. Về nội dung này,  lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết , cải tiến ...
Điều trị bệnh Zona tốt nhất là dự phòng từ xa
Tại Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên, Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II, Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI,  vừa diễn ra tại Huế, PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương nhấn ...
Hội nghị thường niên CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ 22: Tập trung chuyển đổi số và thực thi pháp luật về khám, chữa bệnh
Ngày 29/11 tại Thành phố Buôn Ma Thuật đã diễn ra Hội nghị thường niên CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ 22 với sự tham dự của 700 đại biểu, đến từ 155 bệnh viện thuộc 21 bệnh viện khu vực phía Nam và các bệnh viện khách mời thuộc ...