A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dịch COVID-19: Hơn 1.500 thuyền viên mắc kẹt mong muốn về nước

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến hưởng ứng ngày thuyền viên thế giới năm 2021 với chủ đề :Tháo gỡ khó khăn về vấn về thay thế thuyền viên và ưu tiên vắc xin phòng COVID-19 cho thuyền viên Việt Nam… Chiều 24/6, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch […]

 

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến hưởng ứng ngày thuyền viên thế giới năm 2021 với chủ đề :Tháo gỡ khó khăn về vấn về thay thế thuyền viên và ưu tiên vắc xin phòng COVID-19 cho thuyền viên Việt Nam…

Chiều 24/6, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã tham dự Hội nghị trực tuyến hưởng ứng ngày thuyền viên thế giới năm 2021 với chủ đề :Tháo gỡ khó khăn về vấn về thay thế thuyền viên và ưu tiên vắc xin phòng COVID-19 cho thuyền viên Việt Nam  do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức.


PGS.TS Lương Ngọc Khuê và ông Hoàng Hồng Giang chủ trì hội nghị

Cục Hàng hải Việt Nam có ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, các thành viên Cục Hàng hải Việt Nam. Bà Heike Deggim Trưởng bộ phận an toàn Hàng hải- Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO, các cảng vụ Hàng hải trên toàn quốc, đại diện CDC một số tỉnh thành tham dự trực tuyến.

Theo báo cáo, hiện Việt Nam có khoảng 4 vạn thuyền viên đang có giấy chứng nhận đủ khả năng chuyên môn để làm việc trên tàu biển. Về cơ bản lượng thuyền viên Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu cho đội tàu trong nước (bình quân khoảng 15 người/tàu), kể cả nhu cầu của tàu treo cờ nước ngoài.

Nhằm đảm bảo mạch lưu thông hàng hoá, nhiều thuyền viên suốt một thời gian dài chưa về thăm gia đình, ngừời thân, thậm chí chưa được đặt chân lên bờ khi tàu đến các cảng biển trên thế giới vì COVID-19.

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hơn 1.500 thuyền viên đang bị mắc kẹt ở nước ngoài chưa thể hồi hương. Nhiều thuyền viên đã hết hoạn hợp đồng nhưng khó về nước, bị kẹt lại nhiều nước trên thế giới.

Cục Hàng hải Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ thuyền viên, trong đó có chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu của Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn, thực hiện gia hạn chứng chỉ chuyên môn, giấy khám sức khoẻ cho thuyền viên đang làm việc trên tàu nhanh chóng, phù hợp các khuyến cáo của IMO; Xây dựng hướng dẫn thay thế thuyền viên ( bao gồm cả thuyền viên Việt Nam và thuyền viên nước ngoài)….

Trong dịp này, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề xuất Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao trong ngành hàng hải, đặc biệt xem xét ưu tiên tiêm cho toàn bộ những người phải làm việc trực tiếp trên tàu như hoa tiêu, thuyền viên, công nhân bốc xếp, nhân viên làm việc trực tiếp trên tàu;


Hội nghị kết nối trực tuyến với bà Heike Deggim Trưởng bộ phận an toàn Hàng hải- Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO, các cảng vụ Hàng hải trên toàn quốc, đại diện CDC một số tỉnh thành tham dự trực tuyến.

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét đề nghị Bộ Y tế tăng cường bổ sung lực lượng cho cơ quan kiểm dịch y tế tại các khu vực tỉnh/thành phố có càng biển nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm dịch y tế, hạn chế tối đa nguy cơ lau nhiễm từ thuyền viên; Thống nhất quy trình và phương án cách ly cho các thuyền viên khi về nước.

Tham gia ý kiến tại Hội nghị, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đánh giá cao nỗ lực của Ngành hàng hải trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa và ủng hộ việc của các thuyền viên sớm được tiêm vắc xin.

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hiện hàng hóa lưu thông bằng hàng hải trong nước và quốc tế chiếm gần 90%, do đó các thuyền viên cần được đảm bảo sức khỏe, phòng chống COVID-19 để phục vụ việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế. Trong Nghị quyết 21, lực lượng hàng hải là một trong những lĩnh vực được ưu tiên, tuy nhiên nguồn vắc xin hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của Cục, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị Cục hàng hải Việt Namm làm việc với Bộ Giao thông vận tải có những đề xuất với Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế đề xuất các nội dung, trong đó có việc cách ly thuyền viên khi về nước để mục tiêu không để lây lan dịch ra cộng đồng.

Lê Hảo

 


Tác giả: Quản trị

Tin tức nổi bật