A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị nghiên cứu viên ung thư phổi toàn quốc ghi nhận nhiều tiến bộ từ nghiên cứu lâm sàng

Ngày 22/6/2024, Bệnh viện K phối hợp với công ty AstraZeneca đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu viên ung thư phổi toàn quốc với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia y tế trong lĩnh vực điều trị ung thư. Hội nghị nhằm thúc đẩy sự trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị ung thư phổi tại Việt Nam và thế giới, hướng tới việc nâng cao năng lực nghiên cứu lâm sàng (NCLS) tại các bệnh viện tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, trong những năm qua, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã và đang đóng góp tích cực vào việc phát triển và áp dụng những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư như trong điều trị ung thư phổi, chúng ta đã chứng kiến một sự tiến bộ mạnh mẽ, từ các phương pháp hóa trị truyền thống đến các loại thuốc nhắm trúng đích và thuốc miễn dịch tiên tiến. Những thành tựu này không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân.

Nhiều bệnh viện ở Việt Nam đã tham gia triển khai thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, tiến hành theo các tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm tuân thủ Thực hành lâm sàng tốt và các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học... Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc thay đổi phương pháp thực hành lâm sàng, tìm ra những thuốc mới cải thiện kết quả điều trị bệnh nhân từ kéo dài thời gian sống, cải thiện chất lượng cuộc sống đến nâng cao cơ hội chữa bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội nghị

 

Với tầm quan trọng và sự phát triển của NCLS tại Việt Nam cũng như những đóng góp của Việt Nam vào NCLS thế giới, đây sẽ là một trong những ưu tiên của ngành y tế trong thời gian tới nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực y - dược, nâng cao chất lượng điều trị, đồng thời góp phần cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân”

TS.BS Nguyn Ngô Quang, Quyn Cc trưng Cc Khoa hc Công nghệ và Đào to trc thuc B Y tế đánh giá cao s hp tác và trao đi kinh nghim gia các đơn vị y tế trong c vi các cơ quan, tổ chc quc tế trong hot đng NCLS, không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân

“Ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu lâm sàng đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, thể hiện sự nỗ lực và cam kết của các nhà khoa học, bác sĩ và cả hệ thống y tế. Sự tăng trưởng này là minh chứng cho tiềm năng và khát vọng phát triển của chúng ta trong lĩnh vực y tế, phản ánh một nền y tế đang phát triển mạnh mẽ, sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh với khu vực và thế giới ”, Cục trưởng cho biết.

Tại hội nghị, nhiều kết quả nghiên cứu được đồng tổ chức triển khai tại Việt Nam đã được báo cáo với kết quả tích cực, đánh dấu sự tiến bộ rõ nét trong điều trị ung thư phổi nói riêng và trong phòng chống ung thư nói chung. đồng thời cập nhật các kết quả của NCLS lớn được báo cáo gần đây tại các hội nghị lớn trên thế giới. Các phương pháp điều trị đã được thay đổi một cách mạnh mẽ sau kết quả của nghiên cứu này. Đơn cử là nghiên cứu ADAURA trên bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn sớm mà Việt Nam đã tham gia từ năm 2015 đến nay. Đây là nghiên cứu Pha III đầu tiên chứng minh lợi ích của thuốc osimertinib trên thời gian sống còn toàn bộ (OS), cũng như thời gian sống còn không bệnh (DFS) của nhóm bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm.

Quang cảnh Hội nghị

Chia sẻ về NCLS tại Việt Nam, GS.TS.BS. Lê Văn Quảng – Giám đốc bệnh viện K cho biết “Trong số nhiều NCLS được thực hiện ở Việt Nam, nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ quá chỉ định phẫu thuật là một trong những nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị ASCO 2024 vừa diễn ra tại Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu vượt ngoài sự mong đợi với thời gian sống thêm cho bệnh nhân không tiến triển bệnh không chỉ là vài tháng mà đến 39,1 tháng. Đây là thành quả của sự hợp tác và nỗ lực chung của các nghiên cứu viên ở nhiều bệnh viện trên cả nước”.

Tại Hội nghị, Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cùng với các lãnh đạo bệnh viện và các nghiên cứu viên đã cùng nhìn lại hành trình phát triển trong những thập kỷ qua của NCLS, đồng thời trao đổi về những thách thức và giải pháp cải tiến các quy trình, phương pháp thực hiện và mở rộng mạng lưới các cơ sở y tế tham gia NCLS tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Y tế chụp cùng các báo cáo viên và đại biểu tham dự

 

Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ “NCLS là nền tảng để mang lại những phương thuốc làm thay đổi cuộc sống, chính vì vậy, đơn vị luôn ưu tiên đầu tư phát triển hoạt động này tại Việt Nam. Thông qua việc hợp tác với các tổ chức, các bệnh viện trên toàn quốc, đồng thời áp dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI),  công ty hướng tới việc mở rộng NCLS trên nhiều tỉnh thành hơn, tiếp cận được với nhiều nhóm bệnh nhân hơn để từ đó rút ngắn được thời gian phát triển các phương thuốc mới, góp phần làm thay đổi cuộc sống người bệnh và nâng cao chất lượng hệ thống y tế theo hướng bình đẳng và bền vững hơn”.

Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam

 

Lãnh đạo Bộ Y tế hy vọng, với sự cam kết từ các chuyên gia y tế, sự tham gia tích cực, chất lượng của các bệnh viện/cơ sở nghiên cứu, sự hợp tác của các tổ chức nghiên cứu quốc tế, trong thời gian tới các cơ sở nghiên cứu nói chung cũng như Bệnh viện K nói riêng sẽ tham gia nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng hơn nữa, đặc biệt là các nghiên cứu quốc tế, đa trung tâm để góp phần phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

P.V

 


Tin tức nổi bật