A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chấn chỉnh hoạt động chuyển người bệnh giữa các cơ sở y tế

Bộ Y tế nhận được phản ánh của người bệnh, các cơ quan truyền thông về việc chuyển tuyến người bệnh tại một số bệnh viện không tuân thủ theo quy định; chuyển người bệnh ra cơ sở y tế tư nhân vì mục đích vụ lợi, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT).

Để chấn chỉnh hoạt động trên, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện chuyển tuyến người bệnh theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh chữa bệnh (KBCB) và Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 quy định đăng ký KBCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KBCB BHYT.

2. Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc khi chuyển tuyến người bệnh đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương cần liên hệ, hội chẩn từ xa qua hệ thống công nghệ thông tin để Bệnh viện Mắt trung ương bố trí, sắp xếp điều trị cho người bệnh. Trường hợp Bệnh viện Mắt trung ương không có vật tư, thuốc điều trị, trang thiết bị, bệnh viện chuyển tuyến người bệnh đến các bệnh viện khác có năng lực thực hiện được các kỹ thuật.

Các bệnh viện phải thực hiện chuyển tuyến người bệnh theo đúng Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014

 

3. Lãnh đạo các bệnh viện quán triệt người hành nghề không chuyển người bệnh đến các cơ sở KBCB không phù hợp hoặc các cơ sở KBCB tư nhân vì mục đích vụ lợi, vi phạm quy định của Luật KBCB.

4. Trường hợp bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, trường đại học, bệnh viện tuyến cuối có các kỹ thuật đang tạm dừng hoặc không thực hiện được do thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị… Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện công khai trên trang thông tin điện tử của bệnh viện để người dân được biết và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp.

Trên đây là ý kiến của Bộ Y tế để Thủ trưởng các bệnh viện và Sở Y tế biết, thực hiện./


Tin tức nổi bật

Góc nhìn đa chiều trong quản lý bệnh thận mạn
Ngày 23 tháng 09, tại Hà Nội, buổi tọa đàm với chủ đề “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức với sự phối hợp với Công ty TNHH AstraZeneca đã thu hút trên 50 chuyên gia y tế, và ...
Tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 03 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang, Long An. So với cùng kỳ 2022 ...