A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Y tế họp nghiệm thu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người

Sáng ngày 26/7, tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã chủ trì họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn chẩn đoán và điu trị bệnh đậu mùa khỉ ở người, ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Tham dự cuộc họp còn có các chuyên gia đến từ các vụ cục của Bộ Y tế, các cán bộ kỹ thuật của WHO, CDC, các thành viên Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đến các bệnh viện trên cả nước.

Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo bộ y tế, Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế đã được thành lập theo Quyết định số 1953/QĐ-BYT do GS.TS Nguyễn Văn Kính-Phó chủ tịch Thường trực Tổng hội Y học Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng. Trước nguy cơ dịch đậu mùa khi ở người có thể xâm nhập vào nước ta, Hội đồng chuyên môn đã họp nghiệm thu hướng dẫn chẩn đoán và điu trị bệnh đậu mùa khỉ ở người, góp phần giúp các cơ sở y tế  phát hiện sớm các ca bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời và chủ động trong công tác đáp ứng cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị cho điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người khi xuất hiện ở Việt Nam.

TS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại buổi họp

 

Theo GS TS Nguyễn Văn Kính Hướng dẫn được xây dựng phải ngắn gọn, toàn diện và đầy đủ, sẵn sàng ứng phó với dịch này  để cán bộ y tế từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương cũng có thế nắm bắt được.

Theo GS Kính, bệnh đậu mùa đã được Tổ chức Y tế thế giới  tuyên bố thanh toán từ năm 1980, do đó không ít cán bộ y tế không còn nhớ đến dịch tễ của căn bệnh này. Do đó, trong hướng dẫn còn có phần chẩn đoán phân biệt với bệnh đậu mùa, thuỷ đậu và herpes lan toả, tay chân miệng (dựa vào các nốt phỏng trên da; thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ lây).

Tại cuộc họp các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận về diễn biến bệnh cảnh lâm sàng với các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát; toàn phát và giai đoạn phục hồi; Các thể lâm sàng từ không triệu chứng đến các thể nặng, viêm phổi, nhiễm trùng huyết….. Trong đó,thể nặng thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao( phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dich….) có thể dẫn đến tử vongXét nghiệm chẩn đoán căn nguyên bằng xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế.

Về nguyên tắc điều trị: thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định; điều trị triệu chứng là chủ yếu, đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý;; Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

Dự kiến Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sẽ được ban hành trong tuần này.

PV.


Tin tức nổi bật

Phòng ngừa, điều trị bệnh zona ở người có bệnh mạn tính
Ngày 21/11  tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã thảo luận bàn tròn về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona, trong đó tập trung vào nội dung về lão ...