A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Biến chứng bệnh đái tháo đường làm tăng chi phí điều trị của người bệnh

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Insulin và các tiến bộ vì người bệnh trong điều trị đái tháo đường do Bộ Y tế, Cục quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với Hội Kinh tế Y tế Việt Nam tổ chức vào chiều ngày 12/12 tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội thảo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, đái tháo đường là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Hiện có khoảng từ 4,5- 5,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.Có đến 60% bệnh nhân đái tháo đường đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn. Điều này chính là nguyên nhân gây ra gánh nặng chi phí cho người bệnh, là thách thức cho các bác sỹ điều trị và gây áp lực quá tải cho các cơ sở y tế. Do đó, việc phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, hiệu quả điều trị cao.

chú khuê(Hình ảnh: PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại hội thảo)

Bộ Y tế đã xây dựng mạng lưới điều trị bệnh đái tháo đường, ban hành hướng dẫn điều trị bệnh đái tháo đường, từng bước quản lý, chăm sóc đến từng hộ gia đình… Mặc dù vậy, việc điều trị cho bệnh nhân làm sao vừa hiệu quả, hợp lý và an toàn cũng là thách thức đối với bác sỹ và các cơ sở y tế.

Tại Hội thảo cá đại biểu cũng cũng thảo luận về các dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm insulin điều trị bệnh đái tháo đường nhằm tăng tuân điều trị và kiểm soát biến chứng với sự  trình bày của TS. Andrew Chang, người có  11 năm kinh nghiệm công tác tại cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ.

PGS.TS Vũ Thị Thanh Huyền, Bệnh viện Lão khoa TW cho biết  thêm đái tháo đường là nguyên nhân của các biến chứng lớn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi dưới…Đây là những yếu tố làm tăng chi phí điều trị của bệnh đái tháo đường.

Hiện cứ 7 người lớn thì có 1 người mắc các yếu tố tiền đái tháo đường.  Trong đó dưới 1 trong 10 bệnh nhân mắc đái tháo đường được điều trị đạt mục tiêu. Theo PGS.TS Vũ Thị Thanh Huyền, Bệnh viện Lão khoa TW, có 3 giải pháp giúp giảm chi phí quản lý đái tháo đường là phát hiện sớm, quản lý lâm sàng tốt hơn và tăng cường sự tuân thủ của người bệnh.

Theo lãnh đạo Cục quản lý Khám, chữa bệnh, để quản lý, điều trị đái tháo đường hiệu quả, cần phải triển khai các giải pháp tổng thể, toàn diện trên phạm vi cộng đồng và từng cá thể, như thực hiện lối sống lành mạnh; giáo dục bệnh nhân để tạo điều kiện người bệnh tự chăm sóc; và sàng lọc thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị các biến chứng.

 

                                                                                                                                                               Lê Hảo.


Tin tức nổi bật

Kí kết Chương trình Mắt sáng giữa Bộ Y tế và Hội Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2025-2028: Góp phần hạn chế tỉ lệ mù lòa và khiếm thị cho người cao tuổi
Sáng 18/4 tại Hà Nội, Bộ Y tế và Hội Người Cao tuổi (NCT) Việt Nam và đã họp Ban chỉ đạo và tổ chức ký kết Chương trình nhân đạo mắt sáng cho NCT giai đoạn 2025-2028. GS.TS.Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế  đã tham dự và chủ trì buổi họp. Tham dự ...
Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030
Ngày 10/4 tại Bộ Y tế đã diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030. Hội nghị do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì. Hội nghị ...