Bộ sách Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (WHO)

Mô tả:
Sau hơn 30 năm, thông qua sự nỗ lực hợp tác của các tổ chức khác của Liên Hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức của người khuyết tật, PHCNDVCĐ đã mở ra một chiền lược đa ngành để giải quyết nhu cầu đa dạng hơn của người khuyết tật (NKT), đảm bảo sự tham gia và hòa nhập trong xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của NKT.

A1
Năm năm qua, các bên liên quan trong PHCN dựa vào cộng đồng đã phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện các tài liệu Hướng dẫn PHCN dựa vào cộng đồng này, dựa trên những đề xuất chính tại Hội nghị tư vấn quôc tế về PHCNDVCĐ năm 2003 tại Helsinki và trong tài liệu tổng hợp về PHCN dựa vào cộng đồng năm 2004 của Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới. Các hướng dẫn nâng tầm chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng như một chiến lược có thể góp phần vào việc triển khai Công ước về quyền của Người khuyết tật và quá trình làm luật liên quan đến người khuyết tật cũng như hỗ trợ sự phát triển dựa vào cộng đồng.

Tài liệu hướng dẫn này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý chương trình PHCNDVCĐ những gợi ý thiết thực về cách thức phát triển, đẩy mạnh chương trình và đảm bảo rằng người khuyết tật và thành viên trong gia đình họ có thể tiếp cận được các lợi ích về chăm sóc y tế, giáo dục, sinh kế, và những khía cạnh xã hội khác. Các hướng dẫn cũng tập trung sâu vào vấn đề trao quyền thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho hòa nhập và tham gia của người khuyết tật, thành viên gia đình họ và cộng đồng trong tất cả các quy trình phát triển và ra quyết định. Các hướng dẫn cũng khuyến khích việc đánh giá chương trình PHCN dựa vào cộng đồng và trong tương lai, triển khai các nghiên cứu về hiệu quả và hiệu suất của chương trình trong những bối cảnh khác nhau.

Tổ chức Y tế Thế giới, Lao động Quốc tế, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc và Liên minh Khuyết tật và Phát triển quốc tế (IDDC), đặc biệt là các thành viên trong nhóm xây dựng chương trình – CBM, Tổ chức Khuyết tật Quốc tế, AIFO, Tổ chức Ánh sáng cho thế giới, Hiệp hội những người trợ giúp Người khuyết tật và người mù Nauy đã làm việc chặt chẽ cùng nhau để hoàn thành tài liệu này. Thêm vào đó, hơn 180 cá nhân và gần 300 tổ chức hầu hết từ những nước có thu nhập thấp trên toàn thế giới cũng tham gia biên soạn. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành về những hỗ trợ và đóng góp quý báu của các tác giả.

Mục tiêu của tài liệu

– Cung cấp hướng dẫn về cách thức để phát triển và củng cố các chương trình PHCN dựa vào cộng đồng, phù hợp với bản đề xuất chung về PHCN dựa vào cộng đồng từ hội nghị Hensilki và Công ước về Quyền Người khuyết tật
– Đẩy mạnh PHCN dựa vào cộng đồng như một chiến lược cho sự phát triển hòa nhập dựa vào cộng đồng nhằm đẩy mạnh sự lồng ghép vấn đề khuyết tật trong các chương trình phát triển chung, và đặc biệt là trong giảm thiểu đói nghèo.
– Hỗ trợ những người thực hiện chương trình đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật và gia đình họ bằng việc tạo thuận lợi trong tiếp cận các vấn đề y tế, giáo dục, sinh kế và xã hội.
– Khuyến khích những người thực hiện chương trình tạo điều kiện trao quyền cho người khuyết tật và gia đình của họ thông qua việc khuyến khích sự hòa nhập và tham gia của họ vào quá trình phát triển và ra quyết định.

Đối tượng sử dụng của tài liệu hướng dẫn

Đối tượng sử dụng chính:
– Những nhà quản lý chương trình PHCN dựa vào cộng đồng

Các đối tượng sử dụng khác:
– Nhân viên chương trình PHCN dựa vào cộng đồng;
– Nhân viên y tế cộng đồng, giáo viên, nhân viên xã hội và các nhân viên phát triển cộng đồng khác.
– Người khuyết tật và gia đình;
– Các tổ chức của Người khuyết tật và các nhóm tự lực;
– Nhân viên của Chính phủ tham gia vào các chương trình khuyết tật, đặc biệt là lãnh đạo và nhân viên các chính quyền địa phương;
– Nhân viên của các tổ chức phát triển, các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận, các nhà nghiên cứu và lý luận.

Phạm vi của hướng dẫn
Hướng dẫn chủ yếu tập trung nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan của những khái niệm then chốt, xác định mục tiêu và tác động chương trình PHCNDVCĐ nên hướng đến, và cung cấp gợi ý các hoạt động nên thực hiện để đạt được những mục tiêu trên.
(Hướng dẫn không phải là tài liệu mang tính chất quy định bắt buộc, không được thiết kể để trả lời những câu hỏi cụ thể liên quan đến bất kỳ dạng khuyết tật cụ thể nào hay cung cấp những khuyến nghị về can thiệp kỹ thuật/y học, không cung cấp các hướng dẫn triển khai chương trình theo các bước cụ thể).

Các hướng dẫn được thể hiện qua 07 cuốn sách nhỏ riêng biệt:

– Quyển 1 – Phần giới thiệu: Cung cấp tổng quan về khuyết tật, Công ước về Quyền Người khuyết tật, Sự phát triển của PHCNDVCĐ, và Ma trận PHCNDVCĐ. Trong quyển 1 cũng có nội dung về Quản lý PHCN dựa vào cộng đồng : Cung cấp tổng thể về chu trình quản lý và liên hệ đến việc phát triển và củng cố các chương trình PHCN dựa vào cộng đồng.
– Quyển 2-6 – Mỗi quyển sẽ trình bày một trong 5 hợp phần của PHCN dựa vào cộng đồng (y tế, giáo dục, sinh kế, xã hội và trao quyền.
– Quyển 7 – Tài liệu bổ sung: bàn về 4 vấn đề cụ thể đã từng bị bỏ qua trong các chương trình PHCNDVCĐ trước đây, gồm: sức khỏe tâm thần, HIV/AIDS, bệnh phong và những thảm họa.

Xin trân trọng giới thiệu tới Quý bạn đọc bộ Tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.Xin trân trọng cảm ơn Văn phòng NCCD đã cung cấp thông tin và tài liệu.

Tải tài liệu tại đây:

CBR Quyển 1: Giới thiệu chung
CBR Quyển 2: Hợp phần Y tế
CBR Quyển 3: Hợp phần Giáo dục
CBR Quyển 4: Hợp phần Việc làm
CBR Quyển 5: Hợp phần Xã hội
CBR Quyển 6: Hợp phần Tăng cường Quyền
CBR Quyển 7: Tài liệu bổ sung


Nguồn: kcb.vn

Tin tức nổi bật

Xin ý kiến góp ý đối với dự thảo Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có hợp phần Quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành y tế
Để tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Quy hoạch và báo cáo Quy hoạch trả lời Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xin ý kiến các đơn vị từ ngày 08/8/2024 đến hết ngày 08/09/2024. Ý kiến góp ý dự thảo, đề nghị gửi về Cục Quản lý Khám, ...