1. Giai đoạn 1953 – 1995
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Vụ phòng bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ:
– Chỉ đạo hoạt động các bệnh viện, bệnh xá, phòng khám bệnh, trạm y tế xã ở các vùng tự do, phục vụ công tác khám chữa bệnh và cấp cứu tai nạn chiến tranh cho nhân dân, bộ đội.
– Phối hợp hoạt động với quân y, tổ chức các bệnh viện, bệnh xá dã chiến, bổ sung cán bộ chuyên môn, dụng cụ thuốc, phục vụ bộ đội, dân công trong các chiến dịch, đặc biệt chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tháng 10/1954, hòa bình được lập lại nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền, tiếp đó là cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, Vụ Phòng bệnh chữa bệnh có nhiệm vụ:
– Tổ chức tốt việc tiêp quản các cơ sở chữa bệnh ở Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía bắc, đảm bảo cho các bệnh viện hoạt động không bị gián đoạn.
– Thành lập các đội điều trị, bệnh viện dã chiến để tiếp nhận cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, các đồng chí bị địch bắt được trao trả.
– Tổ chức việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân làm việc trên các công trường trọng điểm: công trường xây dựng lại tuyến đường sắt Hà Nội – Mục Nam quan…
– Lập thiết kế mẫu xây dựng bệnh viện tuyến tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa để xây dựng mẫu. Từ đó rút kinh nghiệm chỉ đạo các bệnh viện tỉnh khác.
– Biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác quản lý bệnh viện như: “tổ chức, chức trách, chế độ công tác bệnh viện” chế độ chuyên môn công tác tốt, tiêu chuẩn trang bị các bệnh viện, phác đồ điều trị, phân cấp bậc thang điều trị.
– Xây dựng bệnh viện điển hình tiến tiến. Năm 1963, bệnh viện Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Tây) được công nhận lá cờ đầu ngành y tế. Sau này được phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng.
– Thường xuyên giáo dục tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, nêu gương người tốt, việc tốt trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
– Chỉ định một số cán bộ chuyên môn giỏi làm cán bộ đầu ngành và tổ chức các đoàn đi về địa phương hướng dẫn về tổ chức chuyên môn.
– Kết hợp chặt chẽ với các bệnh viện Quân y.

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ném bom đánh phá hệ thống giao thông, đê điều, bệnh viện, trường học … nhiệm vụ của Vụ chữa bệnh là hướng dẫn các hoạt động của bệnh viện từ thời bình chuyển sang thời chiến, tiến hành sơ tán và phân tán bệnh viện về nông thôn, xây dựng hầm hào, xây dựng hệ thống tổ chức cấp cứu phòng không gồm 4 tuyến, lấy trạm y tế xã làm tuyến một, thực hiện khẩu hiệu: “Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ”, hạn chế việc di chuyển nạn nhân, khi cần thì tỉnh, huyện hoặc trung ương hỗ trợ, cung cấp vật tư, thiết bị để các bệnh viện huyện pha chế dung dịch tiêm truyền để xử trí sốc. Biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác cấp cứu phòng không, xử lý các vết thương chiến tranh. Các bệnh viện trung ương, tỉnh chi viện cán bộ ngoại khoa cho tuyến huyện, xã, đồng thời tổ chức việc bổ túc ngoại khoa cho cán bộ chuyên môn, thực hiện việc ngoại khoa hoá toàn ngành. Khi cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam trở nên ác liệt, Vụ đã cùng các Vụ, Cục có liên quan huy động lực lượng cán bộ chuyên môn chi viện cho các chiến trường miền Nam góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh

Năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, Vụ phòng bệnh chữa bệnh đã tổ chức việc trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các bệnh viện hai miền, chỉ đạo việc tân trang các bệnh viện ở miền Bắc xuống cấp nghiêm trọng do bị bom đạn tàn phá và những khó khăn về kinh tế. Đồng thời làm tham mưu cho Bộ để bổ sung cán bộ lãnh đạo, chuyên môn giỏi ở miền Bắc vào các bệnh viện phía Nam

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1990 trở đi, Vụ quản lý sức khoẻ đã góp phần vào việc xây dựng các chính sách y tế, văn bản pháp luật như: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân; Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS; Nghị định thu một phần viện phí; Nghị định về bảo hiểm y tế; Nghị định về sản xuất cung ứng muối i ốt cho người ăn; Nghị định phòng chống tác hại của thuốc lá

2. Giai đoạn 1995 – 2008
Năm 1995, từ Vụ Quản lý sức khỏe đổi tên thành Vụ Điều trị.
Vụ Điều trị có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, công tác giám định trong ngành y tế và bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Quản lý công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng – phục hồi chức năng, chỉnh hình, giám định.
– Bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước
– Quản lý hành nghề y tư nhân

Bên cạnh nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt chuyên môn, Vụ Điều trị còn được giao phụ trách chương trình y tế Quốc gia phòng chống bệnh bướu cổ và các chương trình cấp Bộ: chương trình y tế cơ sở và phòng khám đa khoa khu vực, chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, chương trình phục hồi chức năng.

Với nhiệm vụ của Vụ, chức năng quản lý nhà nước, Vụ Điều trị đã tham mưu lãnh đạo Bộ và xây dựng nhiều văn bản pháp quy để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh:
– Quy chế bệnh viện
– Quy trình kỹ thuật bệnh viện, quy trình chăm sóc
– Quy chế quản lý chất thải
– Mẫu hồ sơ bệnh án
– Mẫu báo cáo thông kê và ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện.
– 12 điều quy định về y đức, quy định về giao tiếp, xã hội hóa công tác y tế, các hình thức khám chữa bệnh …
– Trung tâm y tế chuyên sâu, phát triển kỹ thuật: viện phí, bảo hiểm y tế, xây dựng các mô hình khám chữa bệnh ngoài công lập: khám chữa bệnh tư nhân, dân lập, bán công.
– Mô hình tổ chức từ Ban bảo vệ sức khỏe trung ương đến Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trong cả nước và xây dựng các văn bản pháp qui về công tác này.

Các văn bản này đã góp phần quản lý bệnh viện về chuyên môn kỹ thuật, cũng như các nguồn lực để bệnh viện được chính quy hiện đại, bộ mặt bệnh viện thay đổi, nhiều kỹ thuật cao đã thực hiện được như: phẫu thuật tim hở, nong mạch vành … ghép thận ghép tuỷ, ghép điện cực ốc tai, thụ tinh trong ống nghiệm …, góp phần nâng cao tuổi thọ cho nhân dân. Bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, sử dụng phần mềm tin học trong báo cáo thống kê và quản lý bệnh tật.

Xây dựng được các chính sách chiến lược trình Chính phủ: Chính sách quốc gia về phòng chống các tác hại của thuốc lá, các bệnh không lây nhiễm. Với sự chỉ đạo sát sao qua các thế hệ của Vụ Điều trị mạng lưới khám chữa bệnh ngày càng được củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân. Đặc biệt là sự ra đời của Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ đã giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có bệnh viện. Mặc dù cho tới nay, chưa có đơn vị nào thực hiện một cách trọn vẹn và thời gian triển khai còn mới, nhưng Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã mở ra hướng phát triển cho các bệnh viện, trong mọi mặt hoạt động như: tài chính, nhân lực, phát triển kỹ thuật và dịch vụ bệnh viện…

Vụ Điều trị cũng đẩy mạnh thực hiện tốt công tác dược bệnh viện nhằm cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng, giá cả và sử dụng thuốc hợp lý, góp phần bình ổn giá thuốc chữa bệnh, tăng cường chất lượng điều trị. Ngày 16/4/2004, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện (BV). Chỉ thị đã là cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt việc cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng cho điều trị, chăm sóc người bệnh, đồng thời giúp bình ổn giá thuốc trong bệnh viện/ trên thị trường.

Về công tác chỉ đạo tuyến: Với mục đích chuyển giao kỹ thuật, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và quản lý của tuyến trên cho tuyến dưới, rút ngắn khoảng cách chất lượng điều trị giữa bệnh viện các tuyến, thực hiện công bằng trong CSSKND, công tác chỉ đạo tuyến (CĐT) được coi là nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện. Với sự hỗ trợ của tuyến trên, các BV tuyến dưới đã triển khai tốt về hoạt động chuyên môn, chuyển biến tích cực. Để chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, hàng năm các BV tuyến trên đã tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình thực tế ở từng miền, từng vùng cụ thể, tìm hiểu về khó khăn và nhu cầu cần được hỗ trợ của tuyến dưới để phối hợp thực hiện. Bước đầu chuyển giao kỹ thuật tiến tiến một cách phù hợp đã rút ngắn được khoảng cách về chuyên môn giữa tuyến trên và tuyến dưới.

Thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, hầu hết các tỉnh thực hiện theo phương thức thực thanh thực chi, đã đảm bảo cho người nghèo được khám chữa bệnh, chăm sóc đầy đủ tại các cơ sở y tế, với cơ chế và thủ tục nhập viện đơn giản, thuận tiện.

Để Khắc phục tình trạng tiêu cực trong bệnh viện, tạo uy tín đối với nhân dân, Vụ Điều trị đã chỉ đạo Bệnh viện xây dựng đường dây nóng bệnh viện đảm bảo thường trực 24/24h trong các bệnh viện, đường dây “nóng” là số điện thoại của trực lãnh đạo bệnh viện để trao đổi phản ảnh những ý kiến, hiện tượng tiêu cực và những hành vi gây phiền hà cho người người dân, đồng thời chỉ đạo tăng cường thực hiện Quy chế tiếp dân trong ngành y tế, tổ chức hòm thư góp ý và mở hòm thư hàng tuần …

Để nâng cao chất lượng giao tiếp của cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng trong mỗi bệnh viện. Vụ Điều trị đã tham mưu cho Bộ Y tế hiện ban hành quy định về giao tiếp trong bệnh viện. Có thể nói những yếu kém về giao tiếp của đội ngũ cán bộ y tế đang là nguyên nhân của những trách cứ, sức ép từ phía người bệnh và sự quan tâm của dư luận xã hội đối với ngành y tế.
Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực đối với một số bệnh dịch nguy hiểm:

Tích cực chỉ đạo triển khai phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm như SARS, cúm gà H5N1, sốt xuất huyết. Xây dựng kịp thời các phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, cũng như chỉ đạo trực tiếp tại các vùng dịch và các bệnh viện, tổ chức tập huấn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện trong đợt dịch. Giúp các bệnh viện sẵn sàng ứng phó với sự diễn biến và phát triển phức tạp của dịch và bước đầu đã khống chế được số ca mắc và tử vong.

Thực hiện tốt công tác y tế phục vụ các đại hội, sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác y tế phục vụ các hội nghị quan trọng của Đảng và Nhà nước như: kỳ họp thứ 5 và thứ 6 Quốc hội khóa XI; Đặc biệt đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác y tế phụcvụ SEA GAME, PARA GAME 22, ASEM 5. Đặc biệt hội nghị cấp cao á – Âu (ASEAM 5) diễn ra vào tháng 10/2004, tại Hà Nội, đây là Hội nghị quốc tế quy mô nhất, có nhiều nguyên thủ các nước tham gia, có trên 3000 đại biểu các nước và gần 1000 phóng viên. Ngành y tế nhất là hệ thống bệnh viện đã được huy động để trực tiếp phục vụ sức khoẻ đại biểu được Chính phủ khen ngợi công tác y tế phục vụ ASEAM5.

3. Giai đoạn 2008 – 2013
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh được thành lập theo Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh như sau:

1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần (gọi tắt là: lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước Cục), trình các cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy định phân tuyến kỹ thuật, quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục, trình các cấp có thẩm quyền công bố hoặc ban hành.

4. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số chất lượng, thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chứng nhận chất lượng bệnh viện.

5. Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế. 6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chương trình, dự án, đề án vè các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.

7. Chủ trì thẩm định các điều kiện cho phép áp dụng các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
của pháp luật.

8. Làm đầu mối tổ chức các hội đồng chuyên môn để xác định có hay không
sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

9. Hướng dẫn và kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn truyền mau,
dinh dưỡng lâm sàng, phẫu thuật thẩm mỹ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

10. Về quản lý hành nghề khám, chữa bệnh
a) Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề y theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp , cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ Y dược cổ truyền) theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thành lập, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể các cơ sở khám, chữa bệnh.

11. Về hoạt động dược bệnh viện:
a) Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh, công tác kê đơn và sử dụng thuốc, công tác kiểm soát phòng, chống kháng thuốc;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát thực hành dược lâm sàng; tư vấn, thông tin về sử dụng thuốc và cảnh giác dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

12. Làm đầu mối chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung, cao cấp, công tác y tế phục vụ cho các hội nghị, sự kiện quan trọng của nhà nước. Chỉ đạo tổ chức ứng cứu, tiếp nhận và điều trị nạn nhân trong các vụ dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.

13. Đầu mối xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hướng dẫn thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Cục.

14. Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng bệnh viện.

15. Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn và thẩm định phân hạng các cơ sở y tế; tham gia xây dựng, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, xã hội hóa y tế và các chính sách khác trong khám bệnh, chữa bệnh.

16. Về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
a) Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tác hại thuốc lá và phòng , chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác;
b) Phối hợp với các Vụ, CỤc có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
c) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả việc tổ chức phát hiện sơm, quản lý điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.

17. Tham gia, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.

18. Tổ chức hoặc tham gia thực hiện thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

19. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luậy và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.

20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã đóng góp nhiều thành tích quan trọng trong thành công chung của ngành y tế như sau:
1. Đã ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm Y tế; Nghị định số 87/2011/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh; …

2. Từng bước hoàn thiện văn bản QPPL thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Người cao tuổi, Luật người khuyết tật; Luật giám định tư pháp; Luật PCTH thuốc lá. Cụ thể đã tham mưu xây dựng được 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 3 Thông tư liên Bộ; 8 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế; 32 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Đặc biệt là Thông tư Quản lý Chất lượng bệnh viện, Quy trình khám chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Các Đề án quan trọng trong lĩnh vực khám, chữa bệnh đã được cấc cấp lãnh đạo phê duyệt và triển khai có hiệu quả: như Đề án 1816; Đề án Giảm tải Bệnh viện; Đề án Bệnh viện Vệ tinh; Đề án Bác sĩ Gia Đình.

3. Thúc đẩy đưa vào hoạt động thêm nhiều cơ sở y tế mới, với chủ trương ưu tiên đầu tư ưu tiên cho các bệnh viện quá tải cao: Bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi, bệnh viện Chợ Rẫy, Phụ Sản Trung ương, bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Các bệnh viện đã chủ động vay vốn ngân hàng phát triển cùng với vốn đầu tư phát triển Ngân sách Nhà nước để đầu tư mở rộng cơ sở như: Viện Huyết học truyền máu TW, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Phụ Sản TW, bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Một số cơ sở đã hoàn thành, góp phần tăng giường bệnh và giảm quá tải của bệnh viện tuyến trung ương.

Trong năm 2012, Bộ Y tế đã đưa vào sử dụng 100 giường tại Bệnh viện Bạch Mai, 300 giường tại cơ sở III của Bệnh viện K, Bệnh viện Nội tiết 300 giường bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế và các địa phương cũng đã tích cực huy động nguồn vốn ODA để xây mới, nâng cấp trang thiết bị cho bệnh viện như: hoàn thành dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam 500 giường bệnh do KOICA (Hàn Quốc) viện trợ; dự án trang thiết bị cho Viện Tim Mạch bệnh viện Bạch Mai, dự án trang thiết bị cho trung tâm Ung bướu – bệnh viện Trung ương Huế đang thực hiện; dự án Trang thiết bị cho bệnh viện Phụ Sản trung ương do JICA viện trợ; các dự án vốn vay của Ngân hàng thế giới… đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện trong cả nước. Tổng số giường bệnh được bổ sung mới cho bệnh viện tuyến trung ương có quá tải cao trong năm 2012 là 1.400 giường bệnh. Bổ sung được 11.599 giường bệnh theo kế hoạch và 12.711 giường bệnh thực kê, nâng tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân từ 21 giường năm 2011 lên 22,3 giường năm 2012. Riêng bệnh viện tuyến trung ương tăng được 1.600 giường bệnh;

4. Đáp ứng về cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh phổ cập cho nhân dân, đảm bảo khám và điều trị cho 131.997.317 lượt khám bệnh; 14.253.077 lượt điều trị ngoại trú và 11.296.957 lượt điều trị nội trú tăng tương ứng 6,8%; 10,7% và 6,0% so với năm 2011.

5. Nhiều công nghệ cao, kỹ thuật cao đã được áp dụng, triển khai tại các bệnh viện của Việt Nam, điển hình như: Phẫu thuật cột sống bằng robot định vị; Phẫu thuật teo trực tràng nội soi qua đường hậu môn; kỹ thuật nong mạch điều trị bệnh mạch máu não và tủy sống, bằng phương pháp can thiệp trong lòng mạch; kỹ thuật vi phẫu để chuyển ghép xương mác, chuyển ngón chân lên bàn tay thay thế ngón tay cái, chuyển khớp ngón chân lên ngón tay và thay thế khớp khuỷu…

6. Chất lượng khám chữa bệnh đang được nâng cao: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06 và Chương trình 527-CTr-BYT về nâng cao chất lượng dịch vụ KCB; đồng thời đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế; Mở rộng triển khai các mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện; Tăng cường nhân lực y tế, đảm bảo tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ theo Thông tư 08; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế, quản lý hành nghề y tư nhân;

7. Tổ chức, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP;

8. Năng lực khám chữa bệnh tuyến dưới ngày càng được tăng cường: Tăng cường triển khai thực hiện Đề án 1816, duy trì và phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, thực hiện có hiệu quả Đề án 1816: Cục đã hoàn thành xây dựng, trình Bộ trưởng ký Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21/12/2012 về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816;

9. Hoạt động phòng chống bệnh dịch, bệnh mạn tính ngày càng tích cực và chủ động hơn: Phối hợp chỉ đạo, kiểm soát tốt các dịch bệnh mới nổi, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng hơn 4 lần so năm 2011. Xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị làm cơ sở hướng dẫn kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh trong việc khống chế bệnh dịch.

10. Tổ chức thành công các Hội nghị lớn: Hội nghị Quản lý bệnh viện Châu Á; Hội nghị Câu lạc bộ giám đốc bệnh viện khu vực các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam; và nhiều Hội nghị triển khai hướng dẫn hoạt động khám chữa bệnh.

11. Tháng 6 năm 2008 lần đầu tiên trong lịch sử của công tác khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã có một đoàn công tác cứu trợ y tế quốc tế do PGS.TS.Lương Ngọc Khuê làm trưởng đoàn giúp nước bạn Myanma khắc phục hậu quả do cơn bão Naris gây ra.