TẤT CẢ VÌ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH

Screenshot 2015-08-01 05.22.28

Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng là tham mưu cho Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, kiểm tra, giám sát, triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng bệnh viện, quản lý chất lượng xét nghiệm, hiến máu nhân đạo, huyết học truyền máu, an toàn người bệnh, v.v… Phòng Quản lý Chất lượng bệnh viện được thành lập trên cơ sở tách ra từ phòng Nghiệp vụ Pháp chế, lúc đầu, gồm 4 người, do ThS. Nguyễn Trọng Khoa là Trưởng phòng và hiện nay Phòng có 7 người, 1 phó trưởng phòng phụ trách và 6 chuyên viên. Bên cạnh công tác quản lý chất lượng khám chữa bệnh, Phòng được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Cục trong công tác xây dựng công tác kế hoạch, tổng hợp, báo cáo, thống kê hoạt động khám, chữa bệnh.

Việc thành lập Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh được đánh giá là bước đi quan trọng mang tầm chiến lược của Bộ Y tế và của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Trước sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế quản lý, xu hướng chung là giao quyền tự chủ cho các bệnh viện cônglập,cáccơsởytếtưnhâncó tốc độ gia tăng và phát triển nhanh chóng, nhu cầu người bệnh ngày càng tăng đòi hỏi hệ thống khám, chữa bệnh phải nhanh chóng có những bước chuyển biến, nâng cao chất lượng dịch vụ mới có thể đáp ứng sự hài lòng của người dân.

Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng khám chữa bệnh
Việc nâng cao chất lượng đã được ngành y tế quan tâm ngay từ những ngày đầu tiên thành lập ngành. Các hoạt động quản lý chất lượng cũng đã được triển khai thông qua các hình thức: ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị, quy trình kỹ thuật, thành lập và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng thuốc điều trị, bình bệnh án, xây dựng tiêu chí và ban hành bảng kiểm tra bệnh viện làm cơ sở kiểm tra các hoạt động, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chất lượng cho người bệnh. Năm 2009, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội khóa XII thông qua. Đây là những hành lang pháp lý quan trọng chi phối và điều chỉnh đến toàn hệ thống khám, chữa bệnh.

Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào các văn bản trên vẫn chưa đủ cụ thể để giúp các cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng. Từ năm 2010, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện đã tập trung xây dựng các văn bản nhằm thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ở cấp độ quốc gia và cấp bệnh viện, trong đó có 2 văn bản quan trọng đã được ban hành: Thông tư số 01/2013/TT- BYT hướng dẫn quản lý chất lượng xét nghiệm tại các cơ sở khám, chữa bệnh và Thông tư số 19/2013/TT- BYT hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Chương trình hành động quốc gia về nâng cao chất lượng xét nghiệm được ban hành và triển khai từ năm 2010. Sau khi Chương trình hành động được ban hành, 2 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm đã được thành lập và đi vào hoạt động, chương trình SLAMTA với sự hỗ trợ kỹ thuật của CLSI và CDC Hoa Kỳ đã đào tạo được một số giảng viên nòng cốt cho chương trình quản lý chất lượng xét nghiệm. Chương trình cũng đã hỗ trợ cho một số bệnh viện nâng cao năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm và đạt được chứng chỉ ISO 15189.

Để có thể triển khai hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện, đặc biệt là có khả năng áp dụng các phương pháp chất lượng trong cải tiến chất lượng, phòng Quản lý chất lượng bệnh viện cũng đang tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Cục xây dựng tài liệu đào tạo liên tục về quản lý chất lượng, trong đó xác định 2 đối tượng ưu tiên để xây dựng tài liệu đào tạo là cán bộ quản lý bệnh viện và nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng. Đây sẽ là những lực lượng nòng cốt của các bệnh viện trong giai đoạn tới, tham mưu cho giám đốc bệnh viện xây dựng và triển khai thực hiện các đề án cải tiến chất lượng. Những vấn đề ưu tiên trước mắt thực hiện cải tiến chất lượng, theo chỉ đạo của Bộ trưởng đó là triển khai thực hiện Quyết định 1313/QĐ- BYT hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh của bệnh viện, Chỉ thị số 05/CT-BYT về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và Thông tư số 04/2012/TTLT- BTC-BYT về điều chỉnh khung giá viện phí nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Để có công cụ kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Phòng cũng đang tham mưu cho Cục trưởng xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, xây dựng Thông tư quy định tiêu chí, hồ sơ, thủ tục thừa nhận bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh để tiến hành thừa nhận một số bộ tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh; xây dựng Chương trình hành động quốc gia về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh giai đoạn 2013-2020 đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, học tập kinh nghiệm của quốc tế.

Vấn đề nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đang ngày càng được sự quan tâm chú ý của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở. Trong những năm qua, các hội nghị câu lạc bộ giám đốc bệnh viện khu vực phía Nam, phía Bắc đều chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Nhiều kinh nghiệm quý, cách làm hay về cải tiến chất lượng với mục tiêu phục vụ người bệnh tốt hơn, quản lý chặt chẽ hơn và nhiều sáng kiến cải tiến chất lượng cũng đã được chia sẻ. Năm 2012, lần đầu tiên Diễn đàn Quản lý Chất lượng bệnh viện đã được tổ chức tại 2 khu vực phía Bắc và phía Nam, với sự tham gia của các diễn giả quốc tế và trong nước. Sự tham gia của các tổ chức hàng đầu về chất lượng như Viện NICE ( Vương quốc Anh), Viện Thẩm định chất lượng bệnh viện Thái Lan (HAIT), các chuyên gia đến từ WHO, WB, Viện NICE, Đại học Chualalongkon, Bệnh viện Nhi đồng 1, một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ những nỗ lực triển khai cải tiến chất lượng của quốc tế và trong nước. Tại diễn đàn này, những văn bản dự thảo quan trọng cũng được thảo luận xin ý kiến đại biểu để hoàn chỉnh trước khi ban hành, tạo nên tiếng nói đồng thuận giữa Bộ Y tế và các cơ sở trước quyết tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Một số hoạt động trọng tâm

1. Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng và an toàn người bệnh tại bệnh viện:
Cần phải triển khai thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận. Đây là hoạt động đầu tiên phải làm sau khi thành lập được Hội đồng quản lý chất lượng và an toàn người bệnh để từ đó có cái nhìn tổng quan về thực tế của bệnh viện. Hiện nay thế giới khuyến khích sử dụng 50 chuẩn thiết yếu JCI là bộ tiêu chuẩn dùng cho các bệnh viện mới khởi đầu tiến trình chất lượng được rất nhiều bệnh viện và bộ y tế các nước trên thế giới khuyến khích sử dụng. Bộ tiêu chuẩn thiết yếu này sẽ giúp các bệnh viện có được sự nhìn nhận và tự đánh giá tổng thể nhưng hết sức cơ bản những yêu cầu của một bệnh viện có chất lượng, đặt nền tảng cho những chứng chỉ chất lượng quốc tế sau này. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có thể xác định được những vấn đề ưu tiên trong cải tiến chất lượng … Bộ Y tế cũng đã xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện nhằm đo lường, đánh giá chất lượng bệnh viện và đồng thời cũng xác định ưu tiên và định hướng cải tiến chất lượng bệnh viện.

2. Xây dựng kế hoạch, chương trình cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh trong bệnh viện:
Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng của bệnh viện, Hội đồng quản lý chất lượng và an toàn người bệnh sẽ xây dựng, ban hành, phổ biến mục tiêu chất lượng để nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng được biết. Mục tiêu chất lượng phù hợp với chính sách, pháp luật liên quan đến chất lượng và nguồn lực của bệnh viện.Bệnh viện sẽ xây dựng kế hoạch và lập chương trình bảo đảm, cải tiến chất lượng thông qua việc xác định các vấn đề ưu tiên.
Nội dung của kế hoạch cải tiến chất lượng được lồng ghép vào kế hoạch hoạt động hằng năm và 5 năm, phù hợp với nguồn lực của bệnh viện, bao gồm:
– Thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện
+ Bệnh viện bảo đảm các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động (quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011).
+ Bệnh viện đã được cấp giấy phép có trách nhiệm tiếp tục duy trì các hoạt động để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều kiện khác do Bộ Y tế quy định.
– Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh (chuẩn hóa các hoạt động tại bệnh viện)
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện hội đồng hành, bao gồm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác.
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm định chất lượng nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn của bệnh viện; tiến hành phân tích có hệ thống chất lượng chẩn đoán, điều
trị, chăm sóc người bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.
– Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế.
+ Thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau: Xác định chính xác người bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ; An toàn phẫu thuật, thủ thuật; An toàn trong sử dụng thuốc; Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai lệch giữa nhân viên y tế; Phòng ngừa người bệnh bị té ngã; An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế.
+ Bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người bệnh, khách thăm và nhân viên y tế; tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề nghiệp.
+ Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và các sự cố khác trong toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện.
+ Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
+ Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro.
– Xây dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng bệnh viện
+ Xây dựng bộ chỉ số chất lượng bệnh viện dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế và tham khảo các bộ chỉ số chất lượng bệnh viện trong nước hoặc nước ngoài.
+ Thực hiện đo lường chỉ số chất lượng trong bệnh viện.
+ Tổ chức thu thập, quản lý, lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu liên quan đến chất lượng bệnh viện.
+ Lồng ghép báo cáo chất lượng vào báo cáo hoạt động chung của bệnh viện.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân
tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện.
– Áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng bệnh viện.
+ Bệnh viện căn cứ vào các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế hội đồng hành hoặc thừa nhận để lựa chọn bộ tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp và triển khai áp dụng tại bệnh viện.
+ Quy trình triển khai áp dụng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan hội đồng hành bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đó hoặc tổ chức chứng nhận chất lượng.
+ Duy trì triển khai cải tiến chất lượng liên tục.