A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác y tế góp phần vào thành công của SEA Games 31 tại Việt Nam

SEA Games 31 là sự kiện thể thao quan trọng nhất năm 2022 và sau 19 năm mới được tổ chức tại Việt Nam. Đây cũng là sự kiện lớn đầu tiên của Đông Nam Á sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Gần 2.000 cán bộ y tế được huy động để phục vụ sự kiện thể thao lớn nhất trong khu vực này. PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Phó Trưởng Tiểu ban thường trực, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh đã trả lời báo chí về công tác y tế phục vụ SEA Games 31.

Với vai trò là Phó trưởng Thường trực Tiểu ban Y tế và Kiểm tra doping, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, điều gì là đặc biệt nhất? Đáng nhớ nhất, ấn tượng nhất trong kỳ Sea games này? Vì sao?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê:  SEA Games 31 đã phải hoãn lại môt năm do dịch COVID-19 bùng phát khắp thế giới. Sau 19 năm SEA Games 31 trở lại Việt Nam,  nim vui nhất đối với chúng tôi là Tiểu ban Y tế  đã đảm  bảo được việc chăm sóc sức khỏe thành công, an toàn phòng chống dịch cho các đại biểu, vận động viên, phóng viên… trong nước và quốc tế.

Chúng tôi rất tự hào, trong bài phát biểu bế mạc SEA Games 31 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: “Chúng ta kiểm soát được dịch bệnh và cuộc sống an đã dần trở lại bình thường”. Điều này có nghĩa, công tác y tế đã góp phần vào thành công chung của SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam.

Việc phòng chống dịch bệnh và đảm bảo sức khoẻ cho các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu, VĐV, phóng viên trong nước và quốc tế  cùng với 40.000 cổ động viên có mặt tại trận chung kết bóng đá SEA Games sẽ là những hình ảnh ấn tượng mà các cán bộ y tế đều cảm thấy tự hào khi được phục vụ sự kiện lớn của đất nước và khu vực.

Điều đáng nhớ nhất đó là tại cuộc họp BCT SEA Games 31 là câu hỏi “có hay không”? Trước câu hỏi của Ban Tổ chức là công tác y tế đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo thời gian cho khai mạc bóng đá vào ngày 06/5 và khai mạc SEA Games 31vào ngày 12/5 hay không, được sự phân công và tín nhiệm  của Lãnh đạo Bộ Y tế, tôi đã trả lời là ngành y tế sẵn sàng đáp ứng phục vụ sự kiện lớn của đất nước. Đây là một quyết định rất khó khăn vì tình hình dịch COVID-19 khi đó ở Việt Nam vẫn  còn phức tạp. Các cán bộ y tế đều phải căng mình sau 4 đợt dịch bùng phát tại Việt Nam

Để bắt tay vào, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Cục quản lý Khám chữa bệnh đã tham mưu xây dựng Tiểu ban Y tế và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping kiểm tra trang thiết bị y tế, thuốc, dụng cụ y tế... trên xe chuyên dụng phục vụ SEA Games 31 

Xin ông cho biết công tác phòng chống dịch bệnh và nhiệm vụ khác về y tế + sức khỏe các đội tuyển trong kỳ SG này diễn ra như thế nào? Nhất là sau khi dịch bệnh đi qua song vẫn còn nhiều khó khăn, nguy cơ bùng phát tương lai?

 

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Để bảo đảm công tác phục vụ SEA Games 31, với vai trò là  cơ quan Thường trực Tiểu ban Y tế và Kiểm tra doping,Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã nỗ lực không ngừng. Cục đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế ký ban hành Kế hoạch 195/KH-BYT ngày 16/02/2022 về bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ Sea Games 31. Cục cũng đề xuất Lãnh đạo Bộ Y tế xây dựng Tiểu ban trong Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping để triển khai công việc thêm hiệu quả.

Tiểu ban y tế và kiểm tra Doping đã phối hợp với các Tiểu ban chuyên môn thuộc SEA Games 31 và các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch công tác y tế phục vụ SEA Games 31. Đó là phải Đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trước và trong thời gian diễn ra SEA Games 31, nhất là dịch COVID-19;Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát trước và trong thời gian diễn ra SEA Games 31.      

Bên cạnh đó, Cục quản lý KCB còn bố trí, điều phối công tác nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị để thực hiện chăm sóc y tế đối với các Đoàn tham dự SEA Games 31. Bố trí các Tổ y tế, Bệnh viện để xử trí các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời đối với các Đoàn tham dự SEA Games 31 trong trường hợp không may bị ốm, chấn thương, tai nạn. Ngoài ra cũng phải chuẩn bị sẵn sàng các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm hoạ nếu có;Đảm bảo nhân lực và phương tiện để tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm Doping; kiểm tra cân nặng, giới tính và thực hiện các xét nghiệm khác đối với các vận động viên theo quy định.

Ngành y tế có kế hoạch quy mô và thận trọng ( về con người, máy móc...) như thế nào thưa ông?

 

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ngành y tế đã xây dựng Kế hoạch tổng thể của Ngành Y tế - Tiểu ban Y tế và KT Doping. Từ kế hoạch chung của Bộ Y tế, chúng tôi đề nghị 12 địa phương xây dựng kịch bản và phương án chi tiết cho công tác y tế tại địa phương mình và phù hợp với các môn thi đấu. Tiểu ban y tế và kiểm tra Doping cũng yêu cầu các đơn vị phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đơn vị tại các địa phương làm sao để ai cũng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Phó Trưởng Tiểu ban thường trực Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping kiểm tra công tác y tế phục vụ SEA Games 31 tại Sân vận động Thiên Trường - Nam Định Ảnh: Lê Hảo

 

Trong suốt thời kỳ SEA Games, ngành Y tế đã huy động lực lượng, công việc như thế nào với khối lượng VĐV lớn như vậy?

 

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ngành y tế đã cử gần 2.000 cán bộ y tế các lĩnh vực Cấp cứu, KCB, PCD, ATTP trực tại các địa điểm thi đấu (40 môn thể thao) và 33 khách sạn có các đại biểu, vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên ăn nghỉ tại 12 tỉnh, thành phố tổ chức SEA Games 31.

Tất cả các bữa ăn, nước uống, dinh dưỡng, thực phẩm đều được kiểm định tại nơi VĐV lưu trú và thi đấu. Công tác phòng chống dịch, test nhanh cũng được thực hiện thường xuyên phục vụ công tác thi đấu và luyện tập cho các vận động viên.

 

Ông có thể chia sẻ những khó khăn mà y tế gặp phải trong thời gian qua? (Nhân lực, thiết bị, dịch bệnh…) Vì sao? Giải quyết từng tình huống ấy ra sao?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Sự kiện thể thao SEA Games 31 là sự kiện thể thao quan trọng của khu vực và đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam sau 19 năm mới diễn ra tại Hà Nội. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn là một vấn đề đáng lo ngại đối với các quốc gia, đặc biệt là sức khoẻ của các VĐV, quan chức, đại biểu, phóng viên trong nước và quốc tế….Do đó, Ngành Y tế vẫn phải đảm bảo các công việc chăm sóc sức khỏe cho hơn 90 triệu dân vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế phục SEA Games với hơn 7.000 vận động viên và khảng 3.000 khách mời quốc tế, và trong nước và SEA Games tập trung đông người rải rác 12 tỉnh thành phố và Tp Hà Nội với 14 môn thi đấu và 18 KS phục vụ SEA Games.Các Bệnh viện tại 12 tỉnh thành phố sẵn sàng phục vụ SEA Games và bảo đảm KCB cho người dân cũng là một thách thức.

Trong thời gian diễn ra SEA Games, đã có một số ca được cấp cứu đã được các cán bộ thực hiện như cấp cứu mổ ruột thừa cho vận động viên Đoàn Căm pu chia; Cấp cứu cho vận động viên bị Động kinh; Cấp cứu thành công cho vận động viên Marathon bị ngất và hôn mê tại chỗ trên đường chạy và hiện tại vận động viên này đã hồi phục hoàn toàn.
Với mong muốn dành những điều kiện tốt nhất cho các vận động viên, tôi đã chỉ đạo bệnh viện miễn phí điều trị cho một số ca cấp cứu để VĐV yên tâm phục hồi sức khỏe.

TS Cao Hưng Thái- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh kiểm tra công tác đáp ứng y tế phục vụ SEA Games 31 tại Quảng Ninh

Ông từng nói, quan trọng số một là công tác tổ chức quản lý điều hành, phân công, phân nhiệm từng đơn vị, cá nhân cụ thể. Tiếp đến là đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch COVID-19, công tác cấp cứu, thảm họa. Ông chia sẻ rõ hơn được không?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Đúng vậy, đây là nội dung rất quan trọng vì đa số các cán bộ y tế đều thực hiện nhiệm vụ tại BV hoặc đơn vị mình là chủ yếu, nay sang hoạt động phục vụ sự kiện với các điều kiện và địa điểm không phải cơ quan mình. Do đó, là đơn vị thường trực, chúng tôi giúp Lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai, phối hợp kiểm tra, giám sát điều hành trực tiếp các công tác chuẩn bị của các đơn vị tham gia phục vụ SEA Games 31: Xây dựng các tài liệu tập huấn, Sổ Thông tin y tế, tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch diễn tập cho các Tổ y tế phục vụ SEA Games 31, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trước, trong các ngày diễn ra SEA Games.

 Hà Nội là địa phương diễn ra nhiều môn thi đấu và diễn ra Lễ khai mạc và bế mạc SEA Games, chúng tôi đã phối hợp Sở Y tế thành phố Hà Nội tổ chức, điều hành công tác y tế trong suốt thời gian diễn ra SEA Games 31 và nhất là phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng danh mục thuốc, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dụng cụ trang thiết bị y tế thiết yếu để trang bị cho các Tổ Y tế.

Cục QLKCB đã chỉ đạo Sở Y tế tỉnh thành phối đã chỉ đạo về công tác cấp cứu bố trí các Tổ y tế trực tại từng địa điểm, bố trí Tổ y tế trực đảm bảo ATVSTP. Tại mỗi KS bố trí 3 TYT thường trực, mỗi tổ y tế về cấp cứu: gồm 2 BS, 2 Điều dưỡng và 1 xe ô tô cứu thương, Tổ PCD: 2-4 người, Tổ ATVSTP: 02-4 người. Các cán bộ y tế đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

TS.BS Vương Ánh Dương- Phó cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping và PGS.TS Võ Tường Kha, Giám đốc bệnh viện Thể thao Việt Nam, Phó trưởng tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping cùng thị sát, kiểm tra tại điểm thi đấu SEA Games 31 tại huyện Sóc Sơn- TP Hà Nội

 

Bài học rút ra sau kỳ Sea games này?Ông đánh giá thế nào công tác, mức độ hoàn thành ngành Y tế trong toàn bộ đại hội ?

Không chỉ phục vụ SEA Games, trước đó ngành y tế đã chỉ đạo và phục vụ rất nhiều sự kiện lớn của đất nước như Đại hội Đảng lần thứ XIII; Bầu cử Đại biểu quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp….

Tại SEA Games 31, Tiểu ban Y tế và kiểm tra Doping đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ về bảo đảm cấp cứu y tế, cấp cứu thảm họa (sẵn sàng), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm an toàn PCD

Không có ca ngộ độc thực phẩm, không có ca bệnh COVID-19 nặng phải nằm điều trị tại BV. Các ca cấp cứu kịp thời tại các điểm thi đấu và khách sạn.

Các cán bộ y tế đều coi việc chăm sóc sức khoẻ cho các VĐV, bạn bè quốc tế là vinh dự và trách nhiệm, mỗi cán bộ y tế cũng là một sứ giả văn hoá. Công tác y tế đã có sự chuẩn bị kỹ, nên khi có các tình huống cấp cứu các cán bộ y tế đều xử lý tốt.

Việc sẵn sàng và chủ động trong mọi tình huống đã giúp công tác y tế góp phần vào thành công chung của SEA Games 31.

PV.

 


Tin tức nổi bật

Các loại giấy khám sức khỏe không phải là Thủ tục hành chính
Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có Công văn số 1435/BYT-KCB gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện trực thuộc trường Đại học và Y tế Bộ, ngành về hướng dẫn văn bản liên quan  công tác khám sức khỏe.